Tự thi công trần thả thạch cao giúp tiết kiệm chi phí

Tự thi công trần thạch cao thả có được không? Câu trả lời là “ CÓ” nếu bạn là người quen lao động chân tay, quen với các công việc kỹ thuật chuyên cầm máy khoan, vít…Trong trường hợp bạn không phải là thợ thạch cao nhưng muốn tự mình thi công trần thả nhằm tiết kiệm chi phí thì quá trình từ khâu chuẩn bị đến thi công hoàn thiện bạn cần lưu ý đến các yếu tố chính sau:

Vật tư, thiết bị cần chuẩn bị khi thi công trần thả thạch cao

Trần thả thạch cao là hệ trần có bề mặt chia thành từng ô nhỏ 60×60, kỹ thuật thi công khá đơn giản và nhanh chóng, rất thích hợp cho những người mới vào nghề hoặc nhiều gia chủ có thể tự mình đóng loại trần này. Để thực hiện việc thi công đóng trần, gia chủ cần chuẩn bị:

 

Ưu điểm của trần thạch cao thả nhà xưởng nhà kho

 

Vật tư của hệ trần thả thạch cao

-Khung xương: Bao gồm thành xương chính (T3.6) và thanh xương phụ (T1.2 và T0.6), V viền tường. Đây là thành phần cần thiết để lắp ráp hoàn chỉnh thành mặt trần khung xương có cấu trúc chia ô 60×60

-Tấm thả thạch cao: Tấm có kích thước 60×60 dùng để thả trực tiếp vào từng ô nhỏ trên hệ thống giàn khung xương

-Vật tư phụ: Bao gồm đinh bê tông, vít, nở, dây thép, tăng đơ,…là những vật liệu dùng để kết nối các thanh xương T lại với nhau, gắn V với tường nhà và để treo giàn xương với trần nhà phía trên.

Lưu ý: Các loại vật tư khung xương, tấm, vật tư phụ đều được bán tại các cửa hàng thạch cao giúp bạn có thể dễ dàng đặt mua tại 1 địa chỉ cửa hàng.

 

vật-tư-thi-công-trần-thả-thạch-cao

Thiết bị hỗ trợ quá trình thi công

-Thang đứng, giàn giáo: Độ cao trần nhà ở trung bình từ 3m – 4m, trần nhà xưởng tôn từ 7m – 12m. Tùy vào đo độ trần thực tế để bạn lựa chọn dùng ghế cao đứng với, hoặc giàn giáo, hoặc thang nâng để tiện lợi cho quá trình thi công đóng trần

-Thiết bị đo khoảng cách: Bao gồm máy laser và thước dây, đây là hai dụng cụ cần thiết hỗ trợ bạn đo chính xác cao độ trần, khoảng cách giữa các điểm và giúp bạn cân bằng độ phẳng tại mọi điểm là bằng nhau

-Thiết bị máy cầm tay: Bao gồm khoan bê tông – dùng để khoan trực tiếp vào trần nhà bê tông để lấy điểm treo ty hoặc thép, khoan vào các tường để đóng V viền tường. Máy bắn vít dùng để bắn vít giữa các điểm treo – điểm kết nối xương hoặc gắn thiết bị điện với mái trần. Búa dùng để đóng đinh bê tông gắn thanh V với tường bê tông

 

dụng-cụ-hỗ-trợ-thi-công-trần-thạch-cao-thả

 

-Dụng cụ cắt: máy cắt, dao rọc giấy, kìm cắt sắt để dụng phụ cho quá trình cắt ty treo hoặc thanh xương, cắt tấm thạch cao ở những ô viền

Lưu ý: Trên đây là những dụng cụ, thiết bị bắt buộc cần phải có khi thi công trần thả thạch cao. Tuy nhiên, tùy thuộc điều kiện mặt bằng thi công thực tế sẽ cần thiết nhiều loại dụng cụ và vật tư thích hợp khác nữa.

Lưu ý quá trình thi công trần thạch cao thả

Bạn có thể tham khảo các bước thi công  trong bài viết Hướng dẫn từng bước thi công trần thạch cao thả hoàn thiện mà chúng tôi đã trình bày cách cụ thể quy trình thi công. Trong quá trình tự minh thi công trần trần thả thạch cao với newbie (không phải thợ chuyên môn) cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Vật tư chất lượng: phần này bạn có thể ra các cửa hàng bán vật tư thạch cao uy tín để được tư vấn và lựa chọn loại phù hợp. Khung xương và tấm thạch cao có nhiều loại với mức giá khác nhau. Lời khuyên mà chúng tôi muốn dành cho bạn là nên chọn loại vật tư tốt để đảm bảo chất lượng lâu dài của hệ trần.

 

Lưu-ý-khi-tự-thi-công-trần-thả-thạch-cao

 

Quá trình thi công cần lưu ý sau:

  • Đóng đinh, khoan, bắn vít để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các điểm tiếp xúc. Sự lỏng lẻo là căn bản dẫn đến sự cố cong võng, sập trần.
  • Phải thật chính các ở các bức đo cao độ, khoảng cách để đảo bảo mặt trần được bằng phẳng. Nếu mặt trần không phẳng thì các tấm thạch cao khi thả xương cũng không thể khít được => làm giảm chất lượng và tính thẩm mỹ hệ trần
  • Cần chính xác khoảng cách treo xương chính và khoảng cách đóng đinh bê tông để tạo sự chắc chắn cho hệ trần
  • Điểm nối giữa các thanh xương cần thận trọng, chặt chẽ và chắc chắn. Tránh tình trạng nửa khít nửa hở dẫn đến tình trạng tụt xương, rơi tấm
  • Sau khi hoàn thiện thả tấm đừng quên dùng thước dây mà máy laser để kiểm tra sự cân bằng của mặt phẳng trần một lần nữa

Lưu ý: các thức thi công trần thạch cao thả có thể áp dụng cho trần nhựa thảtrần nhôm thả

Thi công trần thả thạch cao tưởng đơn giản như không hề đơn giản như bạn nghĩ. Từ đơn giản chỉ dành cho những người có chuyên môn. Nếu bạn là người mới, bạn là chủ nhà muốn tự mình thực hiện để tiết kiệm chi phí thì nó cũng sẽ tốn kém nhiều thời gian, có khi lại không đảm bảo được sự cân bằng và độ chắc chắn như mong muốn. Tuy nhiên, nó cũng không quá khó nếu bạn chăm chỉ và muốn học hỏi.

Chúc bạn thành công với hệ trần thả thạch cao bền đẹp.

>>Xem thêm: Giá thi công trần thạch cao thả hoàn thiện