7 Nguyên tắc cơ bản cần biết khi thiết kế nhà vệ sinh (phần 1)

Phòng vệ sinh là không gian nhỏ nhưng có chức năng quan trọng, với tần suất sử dụng nhiều. Vì vậy, việc thiết kế phòng vệ sinh đòi hỏi sự khéo léo, hợp lý và tiện nghi, nhằm mang lại giá trị thẩm mỹ cùng sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Giới thiệu 7 nguyên tắc có bản khi thiết kế phòng vệ sinh: Đẹp – Tiện Nghi

Với diện tích không lớn, nhưng phòng vệ sinh lại giữ một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người, mỗi gia đình. Thiết kế nhà vệ sinh đòi hỏi các kỹ thuật viên cần có một sự khéo léo hợp lý trên từng yếu tố. Phát huy hiệu quả công năng sử dụng mà vẫn đảm bảo giá trị thẩm mỹ không gian.

1.Vị trí đặt nhà vệ sinh

Phòng vệ sinh hay còn gọi là toilet là nơi chứa các khí uế. Vì vậy, theo phong thủy, phòng vệ sinh cần Tránh đặt chính giữa nhà (trung cung). Theo tâm linh, cần Tránh đặt phòng toilet trên các không gian quan trọng: phòng thờ, nhà bếp.

 

Vị trí đặt nhà vệ sinh

 

Vậy tiêu chuẩn thiết kế vị trí nhà vệ sinh phù hợp:

  • Đặt về các góc nhà hoặc đặt nép sang một cạnh nhà.
  • Nhà vệ sinh cần đặt theo hướng xấu (hung).
  • Đối với mặt bằng nhà bị méo, có chỗ lồi ra hay lõm vào, thì những vị trí khuyết điểm đó là điểm hợp lý để bố trí nhà vệ sinh =>tạo sự vuông vắn, cân bằng cho thiết kế nhà.
  • Nhà vệ sinh cần đặt tại các vị trí thuận tiện cho việc đi lại, dễ tìm – nhìn.
  • Đối với nhà cao tầng, nên thiết kế phòng toilet thẳng nhau giữa các tầng =>tiện lợi lắp đặt, sửa chữa ống cấp thoát nước và tránh ảnh hưởng đến các phòng ban khác.

Đối với không gian nhà thiết kế phòng vệ sinh riêng bên trong phòng ngủ. Nên đặt chúng gần cửa ra vào để tiện lợi khi sử dụng. Tránh đặt hướng cửa phòng vệ sinh chiếu thẳng phía giường ngủ. Trong trường hợp, nhiều phòng dùng chung một phòng chức năng này thì cần bố trí chúng ở giữa để tiện lợi cho nhiều phòng dùng chung.

>>Xem thêm: Trang trí trần thả thạch cao – làm đẹp không gian.

2.Phân khu chức năng

Mỗi phòng vệ sinh cần đảm bảo đáp 3 chức năng cơ bản: rửa – xí – tắm. Đối với thiết kế nhà kiểu cũ thường phân định rõ ràng khu vệ sinh và khu tắm. Tuy nhiên, trong thiết kế nhà hiện nay, thường tích hợp nhà tắm và nhà vệ sinh là một, tích hợp 3in1  “rửa – xí – tắm” cùng trong một không gian.

 

Chức năng phòng vệ sinh: rửa - xí - tắm

 

Nhà vệ sinh tuy có diện tích nhỏ nhưng cần phải được phân định không gian rõ ràng theo các chức năng của nó. Việc phân định giúp bạn sắp xếp thiết bị hợp lý, tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng. Các vách kính, riđô nhựa mềm được sử dụng làm vách ngăn giữa các phân vùng, nhằm hạn chế sự bắn giọt hay chảy tràn nước từ phân vùng ướt sang phân vùng khô.

Tiêu chuẩn của phân vùng:

Rửa dùng chậu tường hoặc chậu bàn, làm bằng chất liệu đá hoặc gỗ. là xí bệt. Tắm tùy thuộc vào tắm đứng, tắm bồn hoặc kết hợp cả hai.

-Nguyên tắc phân vùng là chức năng nào sử dụng nhiều nhất cần bố trí tiện nhất cho việc đi lại. Vì vậy, chậu rửa cần đặt gần cửa, tiếp đến là xí và sau cùng là tắm. Khoảng cách giữa các thiết bị từ 1m trở nên tùy thuộc diện tích phòng. Đối với phòng vệ sinh vuông, cần bố trí 3 chức năng ở 3 góc và một góc cửa.

3.Lựa chọn và bố trí thiết bị vệ sinh

Các thiết bị cơ bản gắn liền với phân vùng chức năng “rửa – xí – tắm”: chậu rửa, bồn cầu, bồn tắm, vòi hoa sen và vách kính phân. Việc lựa chọn thiết bị vệ sinh phụ thuốc các yếu tố: nhu cầu sử dụng, hình dáng và kích thước tiêu chuẩn  không gian, khả năng kinh tế. Trên thị trường hiện nay rất đa dạng các thiết bị vệ sinh. Bạn có thể lựa chọn mẫu rời hoặc đặt mua cả bộ để đồng bộ phong cách.

 

Lựa chọn thiết bị nhà vệ sinh

 

Việc bố trí đặt các thiết bị sẽ dựa trên các tiêu chuẩn phân vùng chức năng (nội dung bên trên).

Ngoài những thiết bị vệ sinh cơ bản, thì nhà vệ sinh hiện đại thường gắn thêm các thiết bị như bình nóng lạnh, đèn sưởi, máy thông mùi… Các thiết bị này nên được lắp đặt âm trần hoặc ẩn tường để đảm bảo vẻ đẹp cũng như tạo sự thoáng rộng không gian.

>>Xem thêm: Ý tưởng trang trí phòng tắm nhỏ

4.Đảm bảo an toàn hệ thống điện nước

Là phòng chức năng quan trọng với tần suất sử dụng nhiều nên khâu thiết kế cần đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và bền vững về hệ thống điện nước.

Các đường ống cấp thoát nước thường được chôn “chết” trong tường, sàn nhà. Vậy, để đảm bảo tính lâu dài, tránh hư hỏng, sửa chữa cần phải lựa chọn các đường ống đúng tiêu chuẩn, chất lượng ngay từ thời gian đầu. Quá trình lắp đặt phải chính xác, khoa học.

 

An toàn hệ thống điện nước

 

Dây dẫn điện cần đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ngoài lựa chọn dây dẫn đúng tiêu chuẩn thì quá trình di dây cần tránh khu vực ẩm ướt, sắc cạnh gây rò rỉ điện. Với bình nóng lạnh cần có dây nối đất và thiết bị ngắt an toàn. Với đèn sưởi cần lắp thêm mặt kính chắn để tránh hơi nước bốc lên gây cháy nổ.

Ngoài các đường điện nước chôn trong tường sàn, với các đường ống, dây điện phát sinh nên gác phía trên mái trần giả (trần giả thạch cao phòng vệ sinh hoặc trần nhựa dành cho phòng vệ sinh) để đảm bảo an toàn hơn.

 

Trần giả nhà vệ sinh, nhà tắm

 

>>Xem thêm: 7 Nguyên tắc cơ bản cần biết khi thiết kế nhà vệ sinh (phần 2)