7 Nguyên tắc cơ bản cần biết khi thiết kế nhà vệ sinh (Phần 2)

Nhà vệ sinh, nhà tắm tuy nhỏ nhưng lại quan trọng, với nhu cầu sử dụng nhiều. Vì vậy, việc thiết kế phòng vệ sinh đòi hỏi sự khéo léo, hợp lý và tiện nghi, nhằm mang lại giá trị thẩm mỹ cùng sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Giới thiệu 7 nguyên tắc có bản khi thiết kế phòng vệ sinh: Đẹp – Tiện Nghi

Phòng vệ sinh là không gian không thể thiếu trong đời sống mỗi người, dù ở nhà hay nơi làm việc, khu vui chơi.. Thiết kế nhà vệ sinh đòi hỏi các kỹ thuật viện cần có một sự khéo léo hợp lý trên từng yếu tố. Phát huy hiệu quả công năng sử dụng mà vẫn đam bảo giá trị thẩm mỹ không gian.

Cùng tìm hiểu tiếp các nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh:

5.Chống thấm

Đặc điểm phòng vệ sinh là không gian thường xuyên tiếp xúc nước, hơi ẩm cao. Vì vậy, chống thấm là bước quan trọng để đảm bảo độ an toàn và tính bền đẹp cho không gian.

 

Xử lý chống thấm sàn tường nhà vệ sinh

 

Các vị trí cần chống thấm nhất là sàn và chân tường (nên chống thấm trước khi ốp lát), bởi đây là hai vị trí tiếp xúc nước nhiều nhất. Thiết kế sàn cần đảm bảo độ dốc mặt sàn hướng về phía miệng ga. Trong trường hợp không làm sàn thoải cần làm gờ chặn nước tràn ra các khu vực sinh hoạt khác.

Lưu ý: thiết kế ga thoát riêng biệt cho hai vùng khô và ướt.

Làm sàn nhà vệ sinh nên thiết kế như sàn bình thường để tiện lợi khi cần sửa chữa. Phần mái, nên thiết kế trần giả che đi hộp ống kỹ thuật và các thiết bị khác để đảm bảo tính thẩm mỹ.

>>Xem thêm: Ý tưởng trang trí phòng tắm, phòng vệ sinh nhỏ

6.Nguyên tắc thông thoáng của nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi tiếp xúc nước nhiều nên rất ẩm thấp và nặng mùi do chứa các khí uế. Vì vậy, khi thiết kế nhà vệ sinh cần lưu ý đến việc bố trí không gian phòng sao cho được thông thoáng nhất.

 

Nguyên tắc thông thoáng dành cho nhà vệ sinh

 

Nên thiết kế các cửa sổ phòng thông thoáng, tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên. Đối với nhà ở đô thị hiện nay, do tình trạng đất chật người đông nên nhà ở hầu hết chỉ có 1-2 mặt thoáng. Thêm vào dó, do kiến trúc nhà xây dựng thường đặt chúng ở khúc giữa nên khó có mặt thoáng. Trong trường hợp này, buộc bạn phải lắp đặt quạt thông gió để hút những khí nặng vào ống thông gió và đẩy ra khoảng không bên ngoài.

7.Vật liệu trang trí phòng vệ sinh

Do đặc điểm môi trường có độ ẩm cao nên các vật liệu sử dụng trang trí nhà vệ sinh cần đáp ứng tiêu chuẩn chịu “nước – ẩm – nhiệt”.

Gạch ốp lát sàn: Gạch sử dụng lát nhà vệ sinh, nhà tắm là những vật liệu chống thấm, bề mặt nhám để tráng gây trơn trượt. Hoặc bạn có thể dùng thảm nhựa hoặc thảm cao su trải sàn vừa tăng giá trị thẩm mỹ lại chống trơn trượt hiệu quả.

 

Trần thạch cao phẳng phòng toilet

 

Trần giả: Các loại trần giả thông dụng để đóng nhà vệ sinh: trần thạch cao, trần nhựa, trần nhôm.

  • Trần thạch cao đóng nhà vệ sinh, phải sử dụng tấm chịu ẩm. Loại trần thạch cao phổ biến thi công nhà vệ sinh là trần thạch cao phẳng hoặc trần thả thạch cao.
  • Trần thả nhựa rất thích hợp dùng cho nhà vệ sinh bởi tính năng chịu nước tốt. Tuy nhiên, cần chọn tấm nhựa tiêu chuẩn để tránh cong vênh với hơi nóng khi dung bình nước nóng hấp hơi lên mái.
  • Trần nhôm là vật liệu đóng trần hiện đại, rất thích hợp với nhà vệ sinh, vừa đẹp lại an toàn. Tuy nhiên giá trần nhôm cao hơn nhiều so với trần thạch cao và trần nhựa.

Tường: Ốp gạch đá cho tường để tránh sự tấn công của nước – hơi ẩm. Gạch đá men còn thuận lợi khi làm vệ sinh, dễ cọ rửa, lau chùi.

Đối với phòng vệ sinh nhỏ, bạn nên phối màu trắng sáng trần nhà, màu sáng tường và sàn màu tối. Đây là nguyên tắc phối màu theo phong thủy “trên nhẹ dưới nặng”. Đồng thời, kiểu phối màu này còn tạo cảm giác rộng rãi cho cả không gian phòng và che bớt các chất đọng bản dưới sàn nhà.

Nhà vệ sinh giữ chức năng quan trọng trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, thiết kế nhà vệ sinh cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản nhằm tạo tính an toàn, tiện lợi và thẩm mỹ.

>>Xem thêm: 7 Nguyên tắc cơ bản cần biết khi thiết kế nhà vệ sinh (Phần 1)