So sánh trần nhựa và trần thạch cao loại nào tốt hơn?

Trần nhựa và trần thạch cao đều phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay. Mỗi hệ trần sẽ mang những nét đặc trưng riêng, đáp ứng nhu cầu riêng của từng đặc điểm công trình đòi hỏi. Bài viết này sẽ là bản so sánh trần nhựa và trần thạch cao, giúp làm sáng tỏ những giá trị khác nhau của từng hệ trần mang lại cho không gian sử dụng, để khách hàng có được sự lựa chọn phù hợp cho công trình của mình.

So sánh trần nhựa và trần thạch cao

Trần nhựa là hệ trần có cấu trúc khung xương là giàn gánh chịu lực, phía bên ngoài bắn hoặc thả tấm nhựa. Hệ trần này có màu sắc bản tấm đa dạng và được phun in màu sắc sẵn trên bề mặt với hàng chục màu sắc khác nhau để khách hàng lựa chọn. Ngoài ra, trần nhựa giả gỗ đang là vật liệu lý tưởng được nhiều khách hàng lựa chọn nhằm thay thế trần gỗ (hàng hiếm, giá cao và dễ bị hư hỏng bởi tác động môi trường).

Trần thạch cao đang là hệ trần trang trí số 1 từ trước tới nay, hệ trần này có cấu trúc bên trong là khung xương làm giá đỡ, bên ngoài bắn hoặc thả tấm thạch cao. Hệ trần này rất đa dạng kiểu dáng thiết kế và màu sắc sơn trần, tùy thuộc vào sở thích và phong cách chủ nhà lựa chọn.

So sánh về màu sắc và kiểu dáng thiết kế

Trần nhựa và trần thạch cao mỗi loại đều được chia thành 2 hệ: trần thả và trần chìm.

 

Mẫu-trần-nhựa-thả-đẹp-1

Mẫu trần thả nhựa

 

Ứng dụng của trần thạch cao thả

Mẫu trần thả thạch cao

 

Trần thả nhựa hay trần thả thạch cao đều có cấu trúc giống như nhau. Tuy nhiên, mẫu mã bản tấm thả nhựa đa dạng hơn (tới 100 mẫu tấm thả nhựa) nhưng tấm thả thạch cao chỉ dao động khoảng vài mẫu cơ bản.

Trần chìm nhựa bao gồm trần nhựa Nano, trần nhựa lam sóng. Trần chìm thạch cao bao gồm chìm phẳng hoặc trần thạch cao giật cấp. Xét về màu sắc thì trần thạch cao vẫn đa dạng hơn vì màu sắc trần chìm thạch cao rất đa dạng theo bảng màu sơn nước hiện nay (hàng trăm tone màu lựa chọn). Tuy nhiên, trần chìm nhựa chỉ giới hạn với bảng màu tấm nhựa được phun in màu sẵn (chưa đến 20 tone màu). Xét về kiểu dáng thiết kế thì trần thạch cao chìm đa dạng hơn nhiều vì thiết kế mẫu trần thạch cao không bao giờ bị giới hạn từ những mẫu trần vuông hộp đến trong uốn lượn tạo hình nhưng trần nhựa thì giới hạn ở mẫu phẳng hoặc giật cấp nhẹ nhàng và tô điểm thêm phào chỉ.

 

Trần nhựa Nano

 

Mẫu-trần-thạch-cao-phẳng-cho-phòng-khách-liền-bếp

Mẫu trần thạch cao chìm phẳng

>>Xem thêm: Mẫu trần thạch cao đẹp

>>Xem thêm: Mẫu trần nhựa giả gỗ đẹp

So sánh tính năng chống nước, chống ồn, chống nóng

Tính năng chống nước: Tấm trần nhựa PVC có tính năng chống chịu nước mà không lo hư hỏng khi gặp nước. Trần thạch cao gặp nước sẽ ẩm mốc, loang ố.

Tính năng chống nóng: Tấm nhựa cấu trúc dạng rỗng và tấm thạch cao cấu trúc tấm đặc nên thạch cao chống nóng tốt hơn nhựa

Tính năng chống ồn: Trần thạch cao có tính chất chống ồn tốt hơn trần nhựa

Lưu ý: Tính năng chống nóng và chống ồn của cả hai hệ trần trên đều ở mức tương đối. Trong điều kiện không gian thi công cần cách âm sẽ đòi hỏi cách thức thi công khác biệt với hệ thông thường và sử dụng thêm các vật tư bổ trợ khác.

So sánh kỹ thuật và thời gian thi công

Trần thả nhựa hay thả thạch cao có cấu trúc giống nhau nên thời gian kỹ thuật và thời gian thi công như nhau, đây là hệ trần có cấu trúc thi công đơn giản và thi công nhanh chóng.

Trần chìm có kỹ thuật thi công khó hơn nên mất thời gian hơn, kỹ thuật tùy thuộc vào bản thiết kế mặt trần. Tuy nhiên, vì trần thạch cao có liên quan đến sơn bả nên thời gian thường lâu hơn so với trần nhựa (xét theo cùng diện tích thi công)

 

So sánh về giá cả thi công

Hệ trần thả nhựa – thạch cao có giá như nhau, giá dao động từ 130.000đ/m2

Trần chìm nhựa Nano có giá từ 300.000đ/m2 và trần nhựa lam sóng có giá từ 400.000đ/m2, giá chưa bao gồm phụ kiện phào chỉ (nếu có), giá phào chỉ dao động từ 50.000đ/md.

Giá trần thạch cao chìm dao động từ 200.000đ/m2 (140.000đ/m2 đối với giá thi công trần thô và 60.0000đ/m2 đối với sơn bả thạch cao).

Kết luận: trần nhựa và trần thạch cao loại nào tốt hơn?

Cả hai loại trần trên đều tốt để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, hãy nhìn vào thực tế không gian nhà bạn để lựa chọn mẫu trần cho phù hợp dựa trên những so sánh kỹ lưỡng mà chúng tôi đã phân tích rõ trong nội dung phía trên.