Hướng dẫn cách làm xương trần thạch cao thả cách đơn giản nhất

Trần thả mang phong cách thiết kế đơn giản, dễ thi công và thi công không tốn nhiều thời gian. Chính vì thế cách làm xương trần thạch cao thả được thực hiện dễ dàng hơn nhiều và thuận lợi để thực hành cho những Newber đam mê thi công trần thạch cao .Hay những gia chủ có nhu cầu tìm hiểu thêm để quản lý công trình của mình cách hiệu quả hơn.

Từng bước hướng dẫn cách làm xương trần thạch cao thả

Để biết được các đi khung xương của trần thả như thế nào? Trước tiên, bạn cần nắm rõ được đặc điểm của loại trần này. Từ đó, bạn có thể hình dung ra các loại vật liệu cần thiết để hoàn thiện quá trình đi khung xương.

Cách làm khung xương trần thạch cao thả

Đặc điểm của trần thạch cao thả

Trần thả hay trần nổi là tên gọi chung cùng để chỉ một loại trần có phần khung xương lộ trên bề mặt, phía dưới các tấm thạch cao. Phần khung xương bị lộ ra sau khi hoàn thiện này tạo thành các ô vuông định hình với kích thước ô là 600x600mm hoặc các ô hình chữ nhật 600x1200mm.

Phần tấm thạch cao được sản xuất với kích thước theo khổ ô: 600x600mm hoặc 600x1200mm. Các tấm thạch cao được gác trực tiếp lên phần khung xương. Hay còn được gọi là thả trực tiếp vào các ô khung xương sẵn có, và phần khung xương lộ ra ngoài chính là giá đỡ các tấm thạch cao thay vì phải bắt vít liên kết.

>>Xem chi tiết: cấu tạo trần thạch cao thả nổi

Với ưu điểm thiết kế nhanh chóng và đơn giản, dễ thi công và mang lại không gian nhà vẻ đẹp đơn giản, mộc mạc nhưng không kém phần hiện đại và sang trọng. Hiện nay, trần thạch cao thả nổi được ứng dụng rộng rãi tại các khu chung cư, thiết kế trần hành lang, trường học, bệnh viện, nhà ga, sân bay…

Ứng dụng trần thạch cao thả nổi

Cách làm khung xương trần thạch cao thả

Các vật liệu cần chuẩn bị để hoàn thiện phần đi khung xương trần thả: máy laser, thước dây, dây búng mực, máy bắn vít, búa, đinh tán, ty treo, ốc, nở, khung xương trần thả: thanh chính, thanh phụ 1200mm, thanh phụ 600mm, thanh viền tường.

Bước 1: Dùng máy laser + thước dây để đánh dấu vị trí cao độ của trần nhà trên các bờ tường, vách, cột trụ của nhà.

Bước 2: Dùng búa, đinh để đóng thanh V viền tường vào các vị trí vừa được đánh dấu.

Bước 3: Dùng máy khoan khoan trực tiếp vào tường vê tông để treo tiren. Khoảng cách giữa hai tiren là 900mm-1000mm.

Bước 4: Đi xương chính liên kết với thanh viền tường và tiren. Khoảng cách giữa hai xương chính cách nhau 1200mm.

Bước 5: Lắp thanh phụ 1200mm nối giữa hai thanh chính và thanh phụ 600mm nối giữa hai thanh phụ 1200mm để tạo thành các ô vuông 600x600mm.

>>Xem thêm: cách làm trần thạch cao giật cấp

Từng bước cách làm khung xương trần thạch cao thả

Trong quá trình đi khung xương, thợ thi công cần cẩn thận kiểm tra cao độ tại từng vị trí để đảm bảo mặt phẳng trần đồng nhất cao độ. Thêm vào đó, các kỹ thuật cần tính toán vào kiểm tra kỹ càng mái trần và hệ số tác động môi trường để tránh các ảnh hưởng rung lắc, mưa gió… làm hư hỏng và giảm tuổi thọ mái trần.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết cách làm khung xương trần thạch cao thả. Để được tư vấn chi tiết về nguyên tắc thi công trần thạch cao, hãy liên hệ: 0989.112.765.