Trần thạch cao phẳng đang trở thành xu hướng thiết kế nội thất được nhiều khách hàng lựa chọn, bởi chiếm ưu điểm cao về mặt thẩm mỹ, dễ thi công, khả năng cách âm – cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, đây có thực sự là hệ trần phù hợp để lắp đặt cho không gian nhà bạn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ưu nhược điểm của trần thạch cao phẳng trong nội dung bài viết dưới đây, giúp bạn đưa ra quyết định chính xác nhất.
Mục Lục Bài Viết
Trần thạch cao phẳng là gì?
Trước khi đi sâu tìm hiểu ưu nhược điểm của trần thạch cao phẳng, bạn cần hiểu hơn về khái niệm, đặc điểm và giá cả của hệ trần này phải không?
Trần thạch cao phẳng gọi theo cách ngắn gọn là trần phẳng, là hệ trần giả trang trí được tạo thành từ khung xương kim loại nhẹ và các tấm thạch cao tạo nên một bề mặt trần phẳng, trơn tru. Sau cùng là lớp bả trần và sơn nước phủ ngoài tấm thạch cao để hoàn thiện vẻ đẹp của hệ trần. Mục đích chính của việc lắp đặt trần phẳng là nâng cao vẻ đẹp không gian nhà và nâng cao chất lượng không gian sống (chi tiết trong mục ưu điểm).
Giá trần thạch cao phẳng dao động trong khoảng từ 135.000đ/m2 đến 200.000đ/m2. Đây là mức giá thi công hoàn thiện trần thạch cao phần thô, chưa bao gồm giá sơn trần thạch cao. Mức chi phí cụ thể sẽ phụ thuộc vào chất lượng khung xương, chất lượng tấm, thực tế công trình.
Ưu nhược điểm của trần thạch cao phẳng
Nắm rõ đặc điểm về lợi ích và các điểm hạn chế của hệ trần sẽ giúp bạn có được cái nhìn chính xác và đưa ra sự lựa chọn phù hợp khi lắp đặt trần giả trang trí cho ngôi nhà của mình.
Ưu điểm của trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao phẳng được đánh giá là một giải pháp trang trí trần nội thất hoàn hảo, góp phần tạo nên một không sống hiện đại, tinh tế và chất lượng hơn nhờ các ưu điểm nổi bật sau:
Tính thẩm mỹ cao
- Thiết kế đơn giản, tinh tế: Với thiết kế bề mặt trần phẳng lỳ và trơn tru không họa tiết tạo nên sự tinh tế, thanh lịch và đầy sang trọng cho không gian phòng. Đây là xu hướng thiết kế trần hiện đại mà nhiều kiến trúc sư hướng đến hiện nay.
- Phối hợp ăn ý với nhiều kiểu dáng nội thất: Mặt trần phẳng giúp bạn dễ dàng bố trí thiết bị nội thất trong không gian. Đặc biệt, bạn có thể dễ dàng trang trí không gian phòng mọi phong cách khác nhau từ cổ điện cho đến hiện đại.
- Tăng độ cao và độ rộng không gian: với thiết kế bề mặt trần phẳng mang đến cho người nhìn cảm giác về không gian gian thoáng đãng, rộng rãi hơn, rất phù hợp cho những căn phòng thấp trần hoặc diện tích nhỏ.
Tính ứng dụng đa dạng
- Phù hợp với mọi không gian: Từ phòng nhỏ vài m2 cho đến không gian phòng vài chục đến cả trăm m2, phòng vuông văn hoặc móp méo đều phù hợp để lắp đặt trần thạch cao phẳng. Ứng dụng: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh, nhà hàng, khách sạn, văn phòng, trường học….
- Tiện lợi lắp đặt hệ thống đèn và nhiều thiết bị khác: bạn có thể dễ dàng lắp đặt nhiều loại đèn với nhiều màu sắc theo ý muốn: đèn downlight, đèn hắt, đèn thả, đèn chùm… để tăng độ sáng và tạo điểm nhấn không gian. Ngoài ra, các thiết bị khác có thể gắn lên trần một các tinh tế như: điều hòa, camera, loa âm trần…
Nâng cao chất lượng không gian
- Cách âm, cách nhiệt: Duy trình sự yên tĩnh và nhiệt độ ổn định trong phòng nhờ khả năng cách âm, chống ồn và chống nóng của tấm thạch cao.
- Chống ẩm, chống mối mọt: Đặc biệt phù hợp với đặc điểm thời tiết môi trường nóng ẩm mưa nhiều của nước ta, ngăn chặn sự tấn công của các loại côn trùng, đảm bảo độ bề của hệ trần.
- Chống cháy: Thạch cao là vật liệu không duy trì sự cháy, ngăn chặn sự lan truyền của ngọn lửa hiệu quả tới 120 phút.
- Không độc hại, thanh loại không khí: Tấm thạch cao hoàn toàn không chứa các hóa chất gây hại đến sức khỏe con người, đồng thời tấm thạch cao siêu bảo vệ còn sở hữu khả năng hấp thụ khí động, đảm bảo an toàn hiệu quả cho người sử dụng.
Thi công nhanh, chi phí hợp lý
- Tiết kiệm thời gian: Được tạo thành từ việc lắp ghép các vật tư có sẵn và chúng đều là các vật tư nhẹ, đồng thời thiết kế trần phẳng trơn giúp rút ngắn thời gian thi công, hoàn thiện công trình.
- Tiện lợi khi sử dụng: Dễ dàng bảo trì, sửa chữa, thay thế các vị trí bị hư hỏng mà không gây ảnh hưởng đến các vùng trần an toàn hay kết cấu chung của trần nhà.
- Chi phí hợp lý: chi phí phù hợp với mức thu nhập trung bình của mọi gia đình hiện nay và giá hoàn thiện của trần thạch cao phẳng rẻ hơn so với nhiều hệ trần khác: trần gỗ, trần kim loại, trần nhựa giả gỗ.
Nhược điểm của trần thạch cao phẳng
Dù sở hữu rất nhiều ưu điểm nhưng trần thạch cao phẳng lại tồn tại một vài điểm hạn chế sau:
Dễ bị tác động bởi các điều kiện môi trường
- Hư hỏng khi gặp nước: Trong môi trường tiếp xúc nước hoặc độ ẩm phòng cao kéo dài sẽ dễ gây đến ẩm mốc, loang ố mặt trần gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí gây hại đến sức khỏe con người.
- Rung lắc, gió mạnh gây nứt vỡ, sập trần: Trong trường hợp gió quá mạnh tác động trực tiếp lên hệ trần thạch cao có thể dẫn đến tình trạng nứt mối nối, nặng có thể gây xô lệch hoặc dẫn đến sập trần thạch cao.
Khó tạo điểm nhấn
Thiết kế mặt trần trơn tru giúp tạo cảm giác rộng rãi cho căn phòng nhưng chúng lại gây ra sự đơn điệu bà khó tạo điểm nhấn trên mặt trần, về điểm này thì trần phẳng bị hạn chế hơn so với trần thạch cao giật cấp.
Khó khăn trong vấn đề sửa chữa
Trần phẳng có khả năng khoét và vá lại khi cần thiết, rất tiện lợi cho quá trình sửa chữa. Tuy nhiên, sửa chữa trần phẳng lại tốn nhiều thời gian và chi phí hơn so với trần thả.
Việc khắc phục các nhược điểm trên của trần thạch cao không quá khó. Hãy luôn đảm bảo môi trường không gian khô thoáng, sử dụng các thiết bị nội thất trang trí như đèn ốp trần nghệ thuật để tạo điểm nhấn không gian là bạn các thể khắc phục các hư hỏng và tính thẩm mỹ không gian phòng rồi.
Thành Kính – chuyên thi công trần thạch cao tại Hà Nội. hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn hoặc nhận báo giá: 0989112765 – 0335087568.