Thi công trần thạch cao đang là lĩnh vực HOT trong ngành xây dựng và thiết kế nội thất. Vậy loại trần này có đặc điểm và ưu điểm gì khiến chúng được nhiều khách hàng ưa chuộng đến như vậy? Liệu làm trần thạch cao có tốn kém không? Giá bao nhiêu?

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết về trần thạch cao từ góc nhìn của người mới bắt đầu hay những ai đã từng biết đến loại trần giả này.

Trần thạch cao là gì? Tại sao bạn nên đóng trần thạch cao

Trần thạch cao hay còn được gọi là trần giả. Là lớp trần nhà được thiết kế bằng hệ khung nhôm cùng với các tấm thạch cao gắn lên (tấm thạch cao được cắt ghép theo nhiều thiết kế khác nhau) nhằm che đi bề mặt của trần nhà thật.

Trần thạch cao được làm từ chất liệu gì?

Chúng được tạo nên từ các khung xương, tấm và các vật liệu liên kết phụ trợ:

 

Vật tư làm trần thạch cao

 

Khung xương

Là các thanh khung nhôm được gắn với trần nhà thật, tạo nên một hệ thống giá đỡ khi treo tấm. Đồng thời, khung treo cần phải chắc chắn, tránh rung lắc. Đảm bảo cao độ bằng nhau ở từng cấp độ.

Hệ khung xương thông thường bao gồm: Thanh xương cá, thanh U, thanh V viền tường, tiren và một vài vật liệu phụ trợ khác.

Tấm thạch cao

Thạch cao vốn là vật liệu xây dựng được biết đến trong hàng ngàn thập kỷ qua. Đặc biệt, chúng xuất hiện trong nhiều công trình xây dựng kỳ vĩ thời cổ đại như: Kim Tự Tháp. Các tượng đài hùng vĩ của người Ai Cập, La Mã…

Ngày nay, chất liệu thạch cao vẫn giữ vai trò quan trọng trong các công trình xây dựng. Chúng được sử dụng kết hợp với các len chỉ theo công nghệ ép khuôn để tạo thành các tấm thạch cao hiện nay.

Tấm thạch cao hiện nay rất đa dạng về tính chất: chịu nước, chấm ẩm, tiêu âm, cách nhiệt, chống cháy… Các tấm thạch cao được thiết kế gọn nhẹ với độ dày khoảng 1cm. Giúp người thợ đóng trần có thể dễ dàng nâng chúng lên các vị trí mặt trần và liên kết chúng với hệ thống khung xương.

Lắp đặt trần nhà thạch cao như thế nào?

Đóng trần thạch cao không tốn nhiều thời gian bởi chúng được làm từ các vật liệu sẵn có: khung xương, tấm, vật tư phụ.

 

Thi công trần thạch cao thành kính

 

Đi khung xương là công việc cần được thực hiện trước khi thả tấm hoặc bắn tấm. Khung xương được liên kết với mái trần thật nhờ các ty treo. Quá trình đi khung xương cần chuẩn cao độ tại mọi điểm trên mỗi mặt phẳng hay còn gọi cấp (dùng máy laser, dây búng mực, thước dây để xác định chính xác cao độ).

Tiến hành bắn tấm đối với trần thạch cao chìm hoặc thả tấm đối với trần thạch thả lên hệ thống khung đã dựng sẵn. Đối với trần chìm, bạn cần phải xử lý mối nối bằng bột trét và keo dán chuyên dụng giữa hai tấm thạch cao liền nhau và sau đó sơn bả.

Tại sao bạn nên làm trần thạch cao?

Tại sao các mẫu trần nhà thạch cao lại được ứng dụng rộng rãi như vậy:

 

Mẫu trần thạch cao đẹp Thành Kính

 

Tính thẩm mỹ cao

Các tấm thạch cao dễ dàng được cắt ghép và uốn lượn để tạo nên các hình mẫu khác nhau. Vì thế, bạn có thể thiết kế trần nhà theo bất cứ phong cách nào từ cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại. Giúp không gian sống của bạn để nên tinh tế và sang trọng hơn.

Nếu bạn cần lắp đặt nhiều bóng đèn điện, quạt trần, điều hòa … trên mái trần. Vậy làm sao giải quyết vấn đề đường điện, đường ống gây mất mỹ quan. Trần thạch cao giải quyết được vấn đề đó, chúng sẽ che giấu tất cả phía trên bề mặt tấm mà không ai có thể nhìn thấy được.

Và điều tuyệt vời hơn là trần giả thạch cao còn giúp tôn lên vẻ đẹp nội thất trong căn phòng của bạn.

Đa dạng các đặc tính

Các đặc tính của tấm thạch cao sẽ đáp ứng mọi điều kiện không gian thi công:

 

Các đặc tính tấm thạch cao

 

Chống ẩm: Sử dụng cho không gian phòng có độ ẩm cao như nhà vệ sinh hay nhà tắm, phòng xông hơi…

Tiêu âm: là loại tấm có thiết kế bề mặt đục lỗ và phía trên có lớp giấy tiêu âm đặc biệt. Loại tấm này được sử dụng phổ biến trong các hội trường, nhà hát, phòng ngủ… Nhằm hạn chế được những tiếng ồn, những âm vang lớn ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt…

Chống cháy: Thạch cao là vật liệu không duy trì sự cháy, vì vậy mọi tấm thạch cao đều có tính chất này.

-Cùng các loại tấm có tác dụng cách nhiệt, chống nước…

Thi công nhanh, dễ sửa chữa

Là vật liệu được đóng theo khuôn sẵn để đưa vào thi công nên quá trình làm trần thạch cao nhanh chóng được hoàn thiện, giúp đẩy nhanh tiến độ công việc cách hiệu quả.

Với trần nhà bị thấm dột, cần sửa đường ống hay đường dây điện… bạn chỉ cần tiến hành khoét tấm tại vị trí và vá lại mà không ảnh hưởng đến kết cấu cũng như thẩm mỹ của căn phòng. Đối với vị trí trần thạch cao bị hư hỏng, bạn cũng chỉ cần khoanh vùng và tiến hành sửa chữa tại vị trí hư hỏng.

Báo giá thi công trần thạch cao đẹp

Trần thạch cao Thành Kính xin gửi đến quý khách hàng báo giá trần vách thành cao:

 

Báo giá thi công trần vách thạch cao Thành Kính

 

Cách tăng tuổi thọ hệ trần nhà thạch cao

Để kéo dài tuổi thọ và bảo vệ trần vách thạch cao như mới sau một thời gian sử dụng:

-Lựa chọn vật tư chất lượng ngay từ đầu là cách tốt nhất để bảo vệ độ bền đẹp của hệ trần sau khi thi công. Chất liệu khung và tấm Vĩnh Tường đang được biết đến là vật liệu tốt nhất hiện nay.

-Chi tiết bản thiết kế ngay từ đầu (đường ống, điện, lắp đặt đền, điều hòa…), hạn chế tối đa sự khoét vá sau khi hoàn thiện.

-Thiết kế và xử lý hiệu quả đường ống nước và chống thấm mái nhà, tránh tình trạng rò rỉ nước hay thấm dột từ mái.

-Luôn giữ không gian nhà thoáng đãng, khô ráo, tránh ẩm ướt.

-Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh bụi bẩn hay mạng nhện, tránh sự làm sinh sống hay làm tổ của các loại vật như chuột, gián…

-Không tự ý khoét vá hay sửa chữa với những hư hỏng nhỏ, hãy gọi đến thợ sửa chữa có chuyên môn. Xử lý nhanh chóng khi phát hiện trần bị thấm nước hay nứt mối nối…tránh tìm trạng kéo dài sẽ gây những hậu quả nặng nề.

Mong muốn những chia sẻ chi tiết về đặc điểm, cách thi công và báo giá trần thạch cao trên đây sẽ là nguồn kiến thức hữu ích đối với bạn. Nếu bạn cần được tư vấn làm trần thạch cao với báo giá cụ thể, hãy liên hệ với chúng tôi.

Hotline: 0335.087.568