Ưu điểm khi lựa chọn đóng trần thả nhà vệ sinh, nhà tắm

Đóng trần thả nhà vệ sinh hay nhà tắm giúp gia tăng giá trị thẩm mỹ không gian: sạch đẹp và rộng rãi hơn. Hiện nay, có rất nhiều chất liệu tấm trần thả đáp ứng các tiêu chuẩn dành riêng cho nhà vệ sinh, nhà tắm. Đảm bảo độ bền đẹp và tính an toàn của hệ trần theo thời gian.

Cùng tìm hiểu các ưu điểm khi thi công trần thả và các loại trần thả đang được ứng dụng phổ biến cho nhà tắm, toilet.

Mục Lục Bài Viết

3 ưu điểm khi đóng trần thả nhà vệ sinh, nhà tắm

1.Gia tăng giá trị thẩm mỹ

Thông thường, đối với nhà ở hiện nay (chung cư và nhà mặt đất) phòng tắm thường gắn liền với phòng vệ sinh với diện tích chỉ vài mét vuông. Vì vậy, với không gian nhỏ hẹp này chỉ phù hợp để đóng trần thả hoặc trần phẳng, không phù hợp khi làm trần giật cấp.

Với những tấm trần thả màu trắng sáng với họa tiết nhẹ nhàng, đơn giản càng khiến không gian phòng trở nên sạch sẽ, thoáng đãng hơn. Phá tan sự eo hẹp diện tích, tạo cảm giác thoải mãi mỗi khi sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh.

 

Làm trần thả nhà vệ sinh

 

Nếu bạn bước vào nhà tắm và trước mắt bạn là những mớ dây điện lẫn lộn cùng các đường ống dẫn nước, các thiết bị điên, hẳn bạn sẽ rất khó chịu và ngột ngạt, Sự hiện điện của những vật trên không chỉ làm chật không gian mà còn cho bạn cảm giác thiếu an toàn. Vậy đóng trần thả còn làm che đi các thiết bị đó, cho bạn cảm giác an toàn và tận hưởng không gian tươi đẹp hơn.

2.Trần thả đáp ứng các tiêu chuẩn cần cho nhà tắm, nhà vệ sinh

Không gian nhà vệ sinh, nhà tắm thường có độ ẩm cao, mái trần dễ tiếp xúc nước. Nhất và vào mùa lạnh, mọi sinh hoạt đều sử dụng nước ấm khiến tỉ lệ hơi nước bốc lên cao, dễ làm ẩm ướt mái trần. Vì thế, loại trần giả sử dụng cầm đáp ứng tiêu chuẩn chịu ẩm.

Có rất nhiều loại tấm đóng trần thả đáp ứng các tiêu chuẩn chịu ẩm, chịu nước. Đồng thời, chúng lại ít biến đổi khi chênh lệch nhiệt độ môi trường cao. Đảm bảo sự bền đẹp sau thời gian dài sử dụng mà bạn không cần lo ẩm mốc, cong vênh.

>>Tham khảo: Ý tưởng trang trí dành cho phòng tắm nhỏ

3.Dễ dàng sửa chữa

Phòng tắm thường lắp đặt nhiều thiết bị: bình nóng lạnh, đèn sưởi, đèn sáng, máy hút mùi…các dây điện và đường nước. Khi thiết kế trần giả, các thiết bị điện cùng đường điện nước sẽ được gác phía trên để che mắt người dùng. Vậy trần thả sẽ là lựa chọn hàng đầu, bởi chúng không chỉ đáp ứng tiêu chí bền đẹp, mà chúng lại tiện lợi rất nhiều cho quá trình xử lý các sự cố điện nước khi cần sửa chữa, thay mới.

 

Trần thả dễ sửa chữa

 

Khi cần sửa điện nước phía trên, chỉ cần bạn nhấc tấm thả tại vị trí cần và tiến hành sửa chữa. Kết thúc quá trình sửa chữa bạn có thể đặt lại tấm vào vị trí cũ. Điều này cũng đơn giản khi cần thay mới tấm.

Với trần thả, bạn có thể tự mình thực hiện mà không cần thuê thợ có chuyên môn. Trừ những hỏng hóc khung xương hay khoét lỗ đèn thì bạn mới thực sự cần cần đến thợ sửa chữa trần thả.

Các loại tấm trần thả thường dung cho nhà tắm, nhà vệ sinh

Tấm trần thả sử dụng cho nhà vệ sinh, nhà tắm phải đảm bảo được các tính chất sau:

-Chịu ẩm, chịu nước

-Không cong vênh

-Chống mối mọt, ẩm mốc

Các loại tấm trần thả đáp ứng các tính chất trên và được lắp đặt phổ biến: tấm thả nhựa, tấm thả thạch cao và tấm thả nhôm.

1.Tấm thả nhựa

Tấm thả nhựa (hay tấm PVC) có kích thước 60x60cm. Khi sử dụng tấm thả nhựa thì loại trần sẽ được gọi tên là trần thả nhựa.

 

trần thả nhựa nhà vệ sinh nhà tắm

 

Trần thả nhựa rất phổ biến để dùng cho mọi không trong nhà nhất là mái hiên hay nhà tắm. Bởi chúng có các ưu điểm: chịu nước tốt, bền màu, không ẩm mốc hay bị mối mọt. Thêm vào đó, tấm nhựa thường được thiết kế với họa tiết, hoa văn phong phú thu hút lựa chọn của người dùng.

Giá đóng trần thả nhựa >230k/m2.

2.Tấm thả thạch cao

Nếu bạn sử dụng tấm thả thạch cao thì trần thả được gọi là trần thạch cao thả (trần nổi). Loại trần này phổ biến nhất hiện nay, chúng được ưu tiên sử dụng tại các công ty, xí nghiệp, khu công cộng…

 

Mẫu trần thạch cao thả nhà vệ sinh
Mẫu trần thạch cao thả nhà vệ sinh

 

Tấm thạch cao thả có hai kích thước: 600x600mm và 600x1200mm, về tích chất chúng có hai loại là tấm phủ nhựa PVC và tấm chịu nước. Vì không gian phòng vệ sinh, phòng tắm có độ ẩm cao nên phải sử dụng tấm chịu nước mới đáp ứng các tiêu chuẩn trên.

Giá thi công trần thả thạch cao dao động từ 150k-180k/m2. Tuy nhiên, do diện tích phòng tắm chỉ khoảng vài m2 nên đơn giá hoàn thiện khoảng 200k/m2.

>>Tham khảo: Đơn vị thi công trần thạch cao nhà vệ sinh tại Hà Nội

3.Tấm thả nhôm

Tấm thả nhôm có kích thước như hai tấm trên là 600x600mm. Loại trần này được gọi là trần thả nhôm.

 

Trần thả nhôm nhà vệ sinh nhà tắm

 

Trần thả nhôm phù hợp dùng cho nhà tắm và nhà vệ sinh bởi chúng không bị han gỉ, cong vênh khi gặp nước. Các mẫu trần thả nhôm đang trở nên phổ biến hơn bởi giá trị bền đẹp theo thời gian.

Đơn giá là trần thả nhôm dao động từ 500k – 700k/m2

Với các ưu điểm cùng đa dạng chất liệu tấm sử dụng. Vì vậy, đóng trần thả nhà vệ sinh là hoàn toàn hợp lý: an toàn + thẩm mỹ. Nếu bạn cần được tư vấn nhiều hơn, hãy gọi cho chúng tôi: 0989112765 – 0335087568.