Các khu chung cư, các văn phòng… là không gian sử dụng trần nổi nhiều nhất. Vậy bạn có đã hiểu rõ trần thạch cao nổi là gì? Đặc điểm của hệ trần nổi như thế nào?
Cùng tìm hiểu sâu hơn về loại trần này trong bài viết dưới đây:
Mục Lục Bài Viết
Trần thạch cao nổi là gì?
Trần thạch cao nổi hay còn được gọi là trần thạch cao thả hoặc tên gọi mới là trần thạch cao khung xương nổi.
Là hệ trần mà phần khung xương nổi trên bề mặt tấm. Thay vì phải bắt vít để liên kết tấm với hệ khung xương. Với trần thả nổi này, tấm được đặt trên khung xương (tính từ mặt đất lên đến trần nhà). Đây là cách giữ tấm chắc chắn, không rơi rớt, không cần bắn vít.
Đặc điểm của trần thạch cao nổi
Từ định nghĩa trần thạch cao nổi là gì bên trên, bạn cũng phần nào đoán được đặc điểm của hệ trần nổi này. Đó chính là hệ khung xương nổi, mắt thường nhìn thấy khi đã hoàn thiện.
Với trần thạch cao nổi này, khung xương được đan xen chia mặt phẳng trần thạch từng ô vuông nhỏ với kích thước 600×600 (cm) hoặc 600×1200 (cm). Tương ứng với những ô vuông mà phần đi khung xương đã định hình sẵn là các tấm thạch cao thả cũng được sản xuất với kích thước trần tương ứng.
Trần thạch cao nổi cũng tương tự như các kiểu dáng trần thạch cao khác. Chúng được cấu thành từ hai bộ phận thi công quan trọng: khung xương và tấm thạch cao.
Khung xương trần nổi
Khung xương là bộ phận quan trọng, làm giá đỡ hay được coi là bộ phận chịu lực để gánh toàn bộ hệ trần. Khung xương được kết nối trực tiếp với trần nhà nhờ các phụ kiện liên kết (tiren, thép treo, tăng đơ…)
Khung xương trần thả bao gồm: thanh viền tường, thanh xương chính, thanh xương phụ.
- Thanh viền tường: thanh dài hình chữ V, để đóng trực tiếp vào tường nhờ các đinh bê tông.
- Thanh xương chính: có chiều dài 3,66m là đường đi chính của hệ khung.Các thanh xương chính trong trần thả được đi song song với nhau.
- Thanh xương phụ: các thanh nhỏ kết nối với thanh xương chính. Do đặc điểm trần thả chia bề mặt không gian thành các ô vuông nhỏ, nên các thanh phụ sẽ có chiều dài 600cm hoặc 1200cm.
Tấm trần thạch cao thả nổi
Tấm thạch cao thả với kích thước tương ứng với kích thước ô vuông mà phần khung xương đã chia sẵn: 600×600 (cm) hoặc 600×1200 (cm). Vì thế, quá trình thi công tấm không cần bắn vít như trần thạch cao giật cấp. Việc thả tấm rất đơn giản, chỉ cần đưa tấm lên trên và đặt vào từng ô vuông là hoàn tất.
Tấm trần thả rất đa dạng về đặc tính: chống ẩm, chịu nước, cách âm, tiêu âm, chống cháy… Tùy theo nhu cầu và đặc tính môi trường sử dụng để lựa chọn loại tấm thạch cao tương ứng.
Trần thạch cao thả với ưu điểm dễ thi công, thi công nhanh. Và đặc biệt hơn, lại trần thạch cao nổi này không gặp nhiều phiền toàn khi cần sửa chữa, thay thế đường điện hay thay tấm ẩm mốc.
Trần thạch cao nổi là gì? Hi vọng những thông tin trên đây mà thạch cao Thành Kính cung cấp đã đủ để bạn có nhiều kiến thức hơn về loại trần này.