Trần thả thạch cao chịu nước có thực sự Chịu Nước tốt?

Trần thả thạch cao chịu nước được biết đến là hệ trần trang trí có khả năng chịu được môi trường có độ ẩm cao, hạn chế những hư hỏng khi tiếp xúc nước so với các vật liệu thạch cao thông thường. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn nghi hoặc tính năng “Chịu Nước” có thật sự hay chỉ là những quảng cáo rầm rộ của nhà sản xuất để thu hút khách hàng? Vậy để hiểu hơn về hệ trần này, tính năng chịu nước của hệ trần này, mời bạn cùng tham khảo những phân tích chi tiết về đặc tính, tính ứng dụng và những lưu ý khi sử dụng hệ trần trong bài viết dưới đây:

Mục Lục Bài Viết

Trần thả thạch cao chịu nước là gì?

Trần thả thạch cao chịu nước hay còn gọi là trần thả chịu nước. Hệ trần này có đặc điểm tương tự trần thả thạch cao thông thường, điểm khác nhau duy nhất là hệ trần sử dụng tấm thả có thành phần chính là amiang và các phụ gia giúp tăng cường khả năng xâm nhập của hơi ẩm, nước gây hư hỏng bề mặt trần. Ngăn ngừa tình trạng ẩm mốc, cong vênh, hư nát tấm trong môi trường có độ ẩm cao.

Trần thạch cao thả chịu nước cho nhà ở cấp 4

Cấu tạo của hệ trần: bao gồm 2 phần chính

  • Khung xương: bao gồm các thanh T3660, T1220, T610, V viền tường và thành thanh xương phụ lắp vào nhau tạo thành mặt phẳng nằm ngang chia thành các ô nhỏ treo phía dưới trần chịu lực.
  • Tấm thả chịu nước: các tấm thả có kích thước 60x60cm được thả vào các ô trên khung xương.

>>Xem chi tiết: Trần thả thạch cao

Trần thả chịu nước có thực sự CHỊU NƯỚC tốt?

Cơ chế hoạt động của trần thả thạch cao chịu nước?

Tấm thả chịu nước có kích thước 60x60cm, tấm có độ dày 3.5mm lõi đặc. Thành phần tạo nên tấm thả chịu nước bao gồm: xi măng, cát, vôi và các thành phần phụ gia có tính năng chống nước đặc biệt. Ngoài ra, lớp bề mặt tấm được phủ thêm lớp màng Polymer chống thấm hoặc lớp sơn chống thấm cao cấp như sơn epoxy, lớp lưng tấm thường được phủ một lớp giấy bạc.

Nhờ cấu tạo đặc biệt của tấm chịu nước khác với các loại tấm thạch cao thông thường nên sản phẩm tấm có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ, xâm nhập của nước hay hơi ẩm vào cấu trúc bên trong tấm. Giúp hệ trần tránh được các ảnh hưởng của độ ẩm gây loang ố, mốc trần làm giảm giá giá trị thẩm mỹ, ô nhiễm môi trường không khí gây mất an toàn sức khỏe người dùng.

Khả năng chịu nước của hệ trần như thế nào?

Trả lời: Trần thả thạch cao chịu nước Có Thực Sự Chịu Nước Tốt. Bởi cấu tạo lõi aminang chống nước, bề mặt phủ Polymer/PVC và lớp lưng phủ giấy bạc giúp ngăn chặn ảnh hưởng của của nước theo hai chiều từ dưới lên và từ trên xuống. Chính vì vậy mà trần thả chịu nước trở thành hệ trần trang trí số 1 được ứng dụng cho các không gian ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng xông hơi hay trần nhà phía trên là mái tôn dễ thấm nước….

>>Xem thêm: Trần thạch cao thả chịu nước cho nhà cấp 4

Tuy nhiên, khả năng “chống nước” của hệ trần KHÔNG TUYỆT ĐỐI. Hệ trần phát huy tác dụng tốt trong môi trường có độ ẩm cao hoặc thấm nước trong thời gian ngắn. Trong trường hợp bề mặt tấm bị thấm nước trong thời gian dài sử dụng, vật liệu vẫn có thể bị ảnh hưởng và có thể xuất hiện tình trạng ẩm mốc nếu gặp nước thời gian dài. Thêm vào đó, khả năng chịu nước của hệ trần còn phụ thuộc vào chất lượng tấm sử dụng.

Ví dụ: Nếu trần phía trên bị thấm nước xuống, bạn phát hiện mà vẫn cố tình để vậy, không sớm khắc phục tình trạng thấm nước phía trên thì tình trạng thấm nước lâu ngày của mái trần sẽ kéo theo hư hỏng trần thạch cao chịu nước: han gỉ khung xương, loang ố mặt trần, mốc trần…

Trần Thả Thạch Cao Chịu Nước Có Chịu Nước Tốt

Giải pháp tăng tính năng chịu nước và giúp kéo dài tuổi thọ của hệ trần

Lựa chọn vật tư có tính năng chịu nước tốt: Khung xương và tấm thả chịu nước là hai vật tư chính hoàn thiện liên hệ trần thả chịu nước. Lựa chọn vật tư tốt mang tính chất quyết định đến độ bề của sản phẩm trước tác động của môi trường.

Thường xuyên kiểm tra trần định kỳ: Lên kế hoạch kiểm tra và bảo dưỡng trần định kỳ 3 tháng/lần để sớm phát hiện các hư hỏng trần nếu có.

Nhanh chóng sửa chữa hư hỏng nếu có: Như đã nói trên, trần thả chịu nước có khả năng chịu độ ẩm/nước trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu phát hiện trần bị hư hỏng, nhất là thấm nước ngược do rò rỉ từ phía trên xuống cần nhanh chóng xử lý tận gốc nguyên nhân thấm nước/hư hỏng.

Cân bằng độ ẩm không gian: Đối với phòng tắm, wc, bếp… là không gian có độ ẩm cao, cần thường xuyên mở thoáng các cửa, mở máy hút để lưu thông không khí và giúp phòng được khô thoáng.

Kiểm tra và bảo dưỡng trần chịu nước: Hạn chế tình trạng rò rỉ nước từ mái, nhất là đối với trần mái tôn cần bảo dưỡng mái tôn bằng cách sơn dầu kim loại bề mặt mái tôn định kỳ để ngăn chặn han gỉ phần kim loại do tác động môi trường dễ gây thấm dột nước xuống phía dưới.

Trần thả thạch cao chịu nước là giải pháp pháp trang trí hiệu quả cho không gian có độ ẩm cao. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả tính năng CHỊU NƯỚC của hệ trần, bạn cần lựa chọn vật tư thi công chất lượng, thi công đúng kỹ thuật và kiểm tra bảo dưỡng trần định kỳ.

Thành Kính – chuyên thiết kế và thi công trần thạch cao tại Hà Nội. Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn. Hotline: 0989112765 – 0335087568