Top 5 vật liệu xây dựng chuyên dùng đóng trần trang trí tại Việt Nam

Kiến trúc xây dựng nhà ở Việt Nam phổ biến với các mái trần bê tông, trần mái tôn hay mái ngói. Tuy nhiên, đây là phần mái chống chịu mưa gió ngoài trời, phía bên trong trần nhà thường được trang trí thêm một lớp trần khác nhằm tôn lên vẻ đẹp, gia tăng các tính năng chống nóng, cách âm cho ngôi nhà.

Cùng Thành Kính tìm hiểu các vật liệu chuyên dùng để đóng trần giả trang trí thông dụng nhất hiện nay:

5 vật liệu đóng trần trang trí phổ biến nhất hiện nay

Phá bỏ những bó hẹp bởi mẫu trần bê tông quét sơn bằng cách tạo thêm một lớp trần giả trang trí nhằm nâng cao giá trị thẩm mỹ không gian, mang đến cho ngôi nhà vẻ đẹp độc đáo, mới lạ và đầy ấn tượng.

1.Trần nhà bằng gỗ

Trần gỗ là vật liệu truyền thống được sử dụng từ lâu đời nay, mang đến vẻ đẹp sang trọng và đầy tinh tế cho ngôi nhà. Không những thế, lớp trần gỗ còn có các dụng cản nhiệt rất hiệu quả, giúp ngôi nhà được mát mẻ về mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Mùi thơm từ một vài loại gỗ tốt, quý còn giúp làm sạch không khí, cho người sử dụng cảm giác thư thái, sản khoái hơn.

 

Trần gỗ trang trí

 

Gỗ đóng trần nhà dù mang nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại nhiều nhược điểm như dễ bị hư hỏng (ẩm mốc, mối mọt) khi gặp nước. Dễ bị co giãn, nứt nẻ, cong vênh ở vùng khí hậu khô nóng. Đặc biệt, giá đóng trần gỗ lên tới 800.000đ – 900.000 trên mỗi m2.

2.Trần nhà thạch cao

Trần thạch cao là vật liệu được sử dụng nhiều nhất hiện nay, có thể nói cứ 100 ngôi nhà được dựng lên thì có tới 99 ngôi nhà đóng trần thạch cao trang trí. Ưu điểm lớn nhất của trần nhà thạch cao là giá trị thẩm mỹ, vẻ đẹp mang lại từ các mẫu thiết kế trần thạch cao thì không một vật liệu nào có thể sánh được. Ngoài ra, trần nhà thạch cao còn có tác dụng cách âm, cách nhiệt, chống cháy lan cách hiệu quả.

 

Bí-quyết-chọn-mẫu-trần-thạch-cao-đẹp-cho-từng-khu-vực

 

Trần thạch cao không bị giới hạn bởi mẫu thiết kế, vì vậy chúng đáp ứng hết mọi yêu cầu về sở thích, độ tuổi, cấu trúc không gian. Ngoài ra, màu sắc sơn bả trần rất linh động để phù hợp với tuổi mệnh gia chủ và thiết bị nội thất trong nhà.

Bên cạnh những ưu điểm thì trần thạch cao cũng có nhược điểm là dễ bị hư hỏng (ẩm mốc, loang ố) khi gặp nước. Ngoài nhược điểm này ra thì chúng chính là mẫu trần hoàn hảo để bạn lựa chọn.

>>Xem thêm: Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp

3.Trần xuyên sáng

Trần xuyên sáng được khách hàng biết đến từ vài năm trở lại đây. Kiểu trần này mang phong cách mới lạ và độc đáo nên được nhiều khách hàng sử dụng để trang trí trần phòng khách.

 

Trần xuyên sáng

 

So với trần gỗ và trần thạch cao trên thì trần xuyên sáng có cấu trúc phức tạp hơn với: hệ thống đèn led, khung căng trần và tấm xuyên sáng. Trong đó, tấm xuyên sáng được thiết kế với họa tiết 3d mang khung cảnh thiên nhiên và để lọt ánh sáng từ 40% – 90% tùy theo yêu cầu của từng khách hàng. Việc bố trí đèn led nếu không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng tới mắt (nhức mỏi mắt).

Giá trần xuyên sáng dao động từ 2.000.000đ – 5.000.000đ trên mỗi m2, tùy thuộc vào yêu cầu và chất liệu sử dụng.

4.Trần nhà nhựa

Trần nhựa xuất hiện từ hàng chục năm nay, tuy không được sang trọng như trần gỗ và đa dạng kiểu dáng như trần thạch cao nhưng kiểu trần này lại mang ưu điểm chịu nước tốt, dễ vệ sinh, giá thành rẻ. Trần nhựa giả đá và trần nhựa giả gỗ là vật liệu lý tưởng để thay thế đá – gỗ ốp trần với chi phí cao.

 

 

Hiện nay, trần nhựa thả 600×600 được rất nhiều khách hàng ưu tích bởi màu sắc, họa tiết phong phú, nhất là với trần nhựa 3d. Thêm vào đó, hệ trần này rất tiện lợi khi cần tháo dỡ, sửa chữa.

5.Trần nhôm

Hệ trần kim loại mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam vài năm trở lại đây. Trần nhà nhôm mang tính thẩm mỹ cao, mang lại vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch cho không gian nhà. Thêm vào đó, hệ trần này còn có nhiều ưu điểm, chống ẩm tốt, tiêu âm, cách nhiệt, chống cháy hiệu quả…

 

Thợ thi công trần nhôm tại Hà Nội

 

Mẫu trần nhôm phổ biến hiện nay là trần nhôm thả (bản thả hoặc bản gài với tấm trơn, tấm đục lỗ hoặc tấm in 3d) và trần thanh nhôm (thanh sọc hoặc caro). Với giá dao động từ 300.000đ trở lên.

Hiện nay, có rất nhiều gia chủ lựa chọn kết hợp nhiều mẫu trần trong một không gian như: trần thạch cao với trần nhựa hoặc trần gỗ, trần nhôm với trần thạch cao…nhằm làm tôn lên vẻ đẹp không gian và tiện lợi cho quá trình sử dụng.

Nếu bạn cần tư tư vấn nhiều hơn về các vật liệu đóng trần, xin liên hệ: 0989112765 – 0335087568

Hướng Dẫn Tải Foxit Reader Full Crack | Công Cụ PDF Hoàn Hảo 2024 ProShow Producer 9 Full Crack: Chỉ Dẫn Cài Đặt Chi Tiết Thiết kế web ở Hà Nội – 5 Doanh nghiệp “đỉnh nhất” cho các bạn