Giá sửa trần thạch cao có đắt không? Chi phí sửa chữa được tính như thế nào? Là những vấn đề mà rất nhiều chủ nhà thắc mắc khi trần thạch cao có dấu hiệu ẩm mốc, sập sệ hay khi cần khoét vá một vị trí nào đó trên bề mặt hệ trần.
Trong bài viết dưới, thạch cao Thành Kính sẽ hướng dẫn bạn các tự khắc phục đối với các hư hỏng nhẹ, cơ bản. Và cách dự tính chi phí khi cần gọi thợ sửa chữa trần thạch cao.
Mục Lục Bài Viết
Hướng dẫn nhận định mức độ hư hỏng của trần thạch cao
Những lỗi hư hỏng cần sửa chữa đối với hệ trần nhà được trang trí bằng thạch cao:
- Trần bị thấm nước khiến bề mặt tấm thạch cao bị hư hỏng (loang ố, ẩm mốc, vỡ nát) và han gỉ khung xương
- Vật tư kém chất lượng khiến hệ trần nhanh chóng xuống cấp
- Các tác động của ngoại lực, thi công sai kỹ thuật khiến hệ trần bị cong võng, sập sệ
- Chủ nhà cần khoét vá để sửa chữa hay lắp đặt các thiết bị điện nước
Với từng lỗi hư hỏng trên, tùy theo mức độ nghiêm trọng và hệ trần thi công là trần thạch cao thả (trần nổi) hay hệ trần thạch cao chìm để phân chia chúng thành từng nhóm sau:
Những hư hỏng nhẹ mà bạn có thể tự sửa chữa
Bạn chỉ có thể tự mình sửa chữa với các vấn đề xảy ra trên hệ trần thả thạch cao, riêng với hệ trần chìm có cấu tạo phức tạp hơn thì bạn nên gọi thợ để tránh “biến lợn lành thành lợn què” càng làm các hư hỏng thêm nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực bên trong.
Với trần thả, bạn có thể tự mình thay mới tấm thạch cao bị ẩm mốc, ố, vỡ. Tự mình thay mới các thanh xương phụ có dấu hiệu han gỉ, gãy (các thanh T1.2, T0.6).
Trường hợp cần gọi thợ sửa trần thạch cao
Đó là các hư hỏng xảy tra trên hệ trần thạch cao chìm: thấm nước, ẩm mốc, cong võng, khoét vá… Và đối với hệ trần thả nếu bị xô lệch trần cần căn chỉnh lại khung xương thì bạn đừng tự ý sửa chữa mà nên gọi thợ có kinh nghiệm để xử lý.
>>Xem thêm: Nguyên tắc khi đóng trần thạch cao
Hư hỏng thường xảy ra nhất đối với hệ trần thạch cao đó là ẩm mốc tấm do thấm dột nước từ mái, nhất là đối với cấu trúc nhà thiết kế nhà vệ sinh phía trên. Trong trường hợp này, nếu bạn phát hiện bề mặt trần có dấu hiệu ẩm thì nên xử lý ngay lập tức, tránh kéo dài thời gian khiến hư hỏng thêm nặng hơn gây nhiều chi phí sửa chữa và nặng hơn có thể phải thay mới hoàn toàn hệ trần, gây nguy hại đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Trường hợp bạn nên phá dỡ và làm mới hệ trần
-Các thanh xương có dấu hiệu han gỉ, đứt gãy thì bạn nên phá dỡ và làm mới (nếu cần), tránh để lâu dài gây tai nạn sập trần nguy hiểm đến tính mạng con người.
-Nếu bề mặt trần bị mốc đen, tấm mục vỡ nát rơi xuống ở nhiều vị trí thì tốt hơn hết là làm mới chứ đừng tốn kém vào việc khoét vá, sửa chữa.
-Trong trường hợp bạn cần cải tạo nhà, thay đổi bản thiết kế kiểu trần thì đừng cố chắp vá, thêm nếm mà nên phá dỡ trần thạch cao cũ và thi công trần kiểu mới.
Cách dự tính chi phí sửa trần thạch cao
-Đối với hệ trần quá cũ, hư hỏng nghiêm trọng cần phá dỡ, làm mới thì bạn có thể đơn giá bao gồm giá phá dỡ trần cũ và giá thi công làm mới được tính chi tiết:
>>Bảng giá thi công trần vách thạch cao
-Đối với vấn đề khoét vá trần thạch cao,(thường chỉ xảy ra với trần chìm) nếu diện tích thi công nhiều hoặc số lượng ô cần khoét vá nhiều thì đơn giá sẽ dao động khoảng 300.000đ – 600.000đ.m2 (bao gồm chi phí khoét + vá + sơn bả lại). Trong trường hợp bạn chỉ khoét vá 1 hoặc 2 ô nhỏ thì giá cũng dao động khoảng 400.000đ – 800.000đ.
-Đối với việc cân lại khung xương với hệ trần thả giá dao động khoảng 400.000đ – 600.000đ. Với trần chìm thạch cao còn phải khoét vá phần tấm mới kiểm tra được khung xương lên chi phí sẽ tốn kém hơn.
Chi phí sửa trần thạch cao thông thường sẽ không được tính theo m2 như khi làm mới. Vì có thể do diện tích sửa chũa quá ít hoặc khi sửa chữa có thể phát sinh nhiều vấn đề khác nhau. Vì vậy, bạn nên gọi điện cho đơn vị sửa trần thạch cao trao đổi, tư vấn để được biết giá chính xác.