Nội dung bài viết nhằm mục đích giới thiệu và phân tích đặc điểm các hệ trần thạch cao: trần thả – trần chìm, giúp khách hàng nắm được đặc tính, ưu nhược điểm, giá cả của từng hệ trần. Từ đó có những quyết định đúng đắn, lựa chọn hệ trần phù hợp với không gian của mình.
Mục Lục Bài Viết
Trần thạch cao có mấy loại?
Trần thạch cao là vật liệu trang trí trần có từ lâu đời nay và chúng là vật liệu đứng đầu danh sách các vật liệu trang trí trần bán chạy nhất từ trước đến nay. Trần thạch cao được chia làm hai loại: trần thả và trần chìm.
Trần thạch cao thả
Là hệ trần thạch cao có cấu trúc đơn giản, dễ thi công. Đặc điểm nhận diện:
- Bề mặt chia thành từng ô nhỏ 60×60 hoặc 60×120 (cm)
- Bề mặt để lộ diềm khung xương màu trắng và chúng tạo hình theo quy cách tạo thành từng ô vuông
- Tấm thạch cao thả có kích thước tương ứng kích thước ô chia trên mặt trần, chúng dễ dàng tháo lắp nên rất tiện lợi khi thay mới tấm, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị và trần phía trên
Trần thạch cao chìm
Hay được gọi là hệ trần có sơn bả. Hệ trần này yêu cầu kỹ thuật cao hơn so với trần thả. Trần chìm có cấu trúc giấu khung xương do bị phần tấm thạch cao bắn ngoài che khuất và lớp hoàn thiện cuối cùng là lớp sơn màu trần thạch cao. Trần thạch cao chìm bao gồm:
- Trần chìm phẳng: là hệ trần có bề mặt phẳng đồng nhất tại mọi điểm giống như trần đúc bê tông
- Trần giật cấp: Bề mặt trần được chia thành nhiều mặt phẳng khác nhau, trên mặt trần được thiết kế với nhiều kiểu dáng hình khối vuông, tròn, cong uốn lượn tạo kiểu khác nhau
Mẫu trần thạch cao phẳng
Mẫu trần thạch cao giật cấp
So sánh trần thạch cao thả và trần thạch cao chìm
Xét về tính thẩm mỹ
Trần thạch cao thả với cấu trúc chia ô rập khuôn, mẫu mã tấm chủ đạo là màu trắng nhẹ nhàng nên được đánh giá là hệ trần đơn giản, bình dị, phù hợp với những không gian như văn phòng, trường học, bệnh viện, nhà xưởng, phòng cho thuê…
Trần thạch cao chìm với đa dạng thiết kế, đa dạng màu sắc, mang vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp nên thường được ứng dụng trong những không gian quan trọng, cao cấp như phòng khách, phòng ngủ, các trung tâm thương mại lớn, showroom, không gian sự kiện…
>>Xem thêm: Mẫu trần thạch cao phòng khách
>>Xem thêm: Mẫu trần thạch cao phòng ngủ
Kết luận: Trần chìm mang giá trị thẩm mỹ cao hơn trần thả.
Xét về cách thức và thời gian thi công
Trần thả có cấu trúc đơn giản và hoàn thiện ngay sau khi thả tấm nên tốc độ thi công được đẩy nhanh hơn. Trần chìm có kỹ thuật khó hơn và phụ thuộc vào kiểu dáng thiết kế mặt trần. Thêm vào đó, trần chìm sau giai đoạn đi khung xương và bắn tấm phần thô còn thêm giai đoạn sơn trần nên tốn nhiều thời gian thi công hơn.
Kết luận: Trần chìm thi công mất nhiều thời gian và kỹ thuật khó hơn so với trần thả.
Xét về tuổi thọ và tính năng
Tuổi thọ của hai hệ trần này là bằng nhau đều dao động từ 15 – 25 năm tùy thuộc vào vật tư sử dụng, tay nghề thợ và các tác động từ môi trường.
Cả hai hệ trần thạch cao này đều có các tính năng chống ẩm, chống nóng, chống ồn. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của từng tính năng trên còn phụ thuộc vào loại tấm thạch cao mà bạn sử dụng và kèm theo các vật tư hỗ trợ (tấm thạch cao được chia thành nhiều loại tương ứng với từng tính năng mà không gian thi công đòi hỏi).
Lưu ý: Dù tấm thạch cao có tính chống ẩm nhưng trong điều kiện tiếp xúc nước trực tiếp và lâu dài sẽ gây hư hỏng trần (ẩm mốc, vỡ mục tấm và han gỉ phần xương kim loại).
Xét về chi phí
Giá trần thạch cao thả hoàn thiện dao động từ 130.000đ/m2.
Giá trần thạch cao chìm hoàn thiện dao động từ 200.000đ/m2. Trong đó, giá đóng trần thạch cao phần thô từ 140.000đ/m2, giá sơn trần thạch cao từ 60.000đ/m2.
Tính tiện lợi khi sử dụng
Trong quá trình sử dụng trần thạch cao có thể phát sinh các vấn đề như cần kiểm tra và sửa chữa các thiết bị, hộp ống kỹ thuật phía trên mái trần hay trần bị thấm nước, lắp đặt thêm thiết bị liên quan đến mái trần… Đối với các vấn đề này thì với hệ trần thả sẽ tiện lợi và đơn giản hơn rất nhiều, bởi bạn chỉ cần nhấc tháo tấm trần ra và thả đặt lại chúng khi xong việc, hoặc khi cần thay mới tấm bị hỏng cũng đơn giản và ít tốn kém. Nhưng với hệ trần chìm sẽ cần khoét vá ô trần ở vị trí cần thiết, vấn đề khoét vá đối với trần chìm phức tập, mất thời gian và tốn kém nhiều chi phi sửa chữa trần thạch cao hơn nhiều. Chưa kể đến trần chìm liên quan đến sơn bả nên vùng trần vần vá sau khi sơn bả sẽ có thể gây chênh lệnh màu sắc sơn cũ – mới so với vùng xung quanh gây giảm giá trị thẩm mỹ không gian.
Trên đây là những so sánh tổng thể giứa hai hệ trần thạch cao thả và trần thạch cao chìm. Mỗi hệ trần sẽ mang những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng không gian cụ thể,
Để được tư vấn thi công trần vách thạch cao, xin liên hệ: 0989112765 – 0335087568.