Hướng dẫn quy trình thi công trần thạch cao chìm phẳng

Nhờ vào các tính năng vượt trội (cách âm, cách nhiệt, chống cháy…) cùng giá trị thẩm mỹ cao mang lại cho không gian nhà nên trần thạch cao ngày càng được ưa chuộng và thi công rộng rãi cho mọi công trình xây dựng.

Trần thạch cao chìm phẳng là một trong các mẫu thiết kế trần thạch cao phổ biến nhất hiện nay. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về mẫu trần này cùng quy cách thi công trần chìm phẳng.

Mục Lục Bài Viết

Tìm hiểu trần thạch cao chìm phẳng

Trần thạch cao chìm phẳng là hệ trần trang trí có cấu trúc mặt phẳng đồng nhất tại mọi điểm. Tức hệ trần có cấu trúc khung xương được đi theo mặt phẳng nằm ngang có cao độ tại mọi điểm bằng nhau, bên ngoài bắn tấm thạch cao che phủ đi phần khung sơn (tham khảo hình ảnh minh họa dưới đây).

 

Mẫu-trần-thạch-cao-phẳng-đẹp-3

 

Ưu điểm của trần thạch cao phẳng

  • Với thiết kế tuy đơn giản nhưng lại toát lên vẻ đẹp sang trọng, tinh tế của kiến trúc nhà hiện đại
  • Tác dụng che đi bề mặt trần bê tông không trát, các dầm xà ngang hay các thiết bị điện được lắp đặt phía trên giúp không gian nhà tránh được sự chật chội, rối mắt
  • Mang lại cảm giác mát mẻ nhờ tính năng cách nhiệt và sự yên tĩnh nhờ tính năng cách âm, cùng cảm giác an toàn nhờ tính năng chống cháy của tấm thạch cao
  • Thi công nhanh, đơn giản, không gây ồn ào và không gây ô nhiễm môi trường xung quanh
  • Giá trần thạch cao chìm phẳng hoàn thiện bao gồm cả sơn bả dao động khoảng 220.000đ/m2. Mức giá hợp lý để bạn sở hữu một không gian sống sang trọng và đẳng cấp
  • Sản phẩm trần thạch cao là hệ trần an toàn có cấu trúc bền chắc và không độc hại, an toàn với người dùng và thân thiện với môi trường

Cách tính chi phí thi công trần thạch cao chìm phẳng

Giá trần thạch cao chìm phẳng sẽ bao gồm giá vật tư và giá nhân công (tức giá thợ thi công). Trong đó, vật tư đóng trần thạch cao phẳng bao gồm: khung xương, tấm thạch cao, vật tư phụ, bột xử lý mối nối, sơn thạch cao). Thông thường, mức giá trung bình tại khu vực Hà Nội với diện tích từ 50m2 sẽ được áp dụng theo bảng giá sau.

 

Báo-giá-trần-thạch-cao-chìm

 

Bảng giá trên là giá trần thô, tức phần đóng thạch cao chưa bao gồm xử lý mối nối và sơn bả. Thông thường, chi phí xử lý mối nối + sơn trần thạch cao dao động từ 70.000đ/m2. Tuy nhiên, mức giá trên sẽ có sự chênh lệch ít nhiều tùy thuộc vào điều kiện vật tư và mặt bằng thi công thực tế. Để được biết giá chính xác xin mời khách hàng liên hệ trực tiếp với đơn vị thi công trần thạch cao.

Quy trình thi công trần thạch cao chìm phẳng

Bước 1: Xác đinh cao độ trần

Cao độ trần là khoảng cách từ mặt sàn đến mặt trần thạch cao. Dùng thước dây và máy laser để xác định cao độ trần tại các điểm trên tường, cột. Sử dụng dây búng mực để đánh dấu đường thẳng cao độ trần trên bề mặt tường – cột để làm điểm dấu đóng thanh V tường.

 

Xác-định-cao-độ-trần

 

Khi đóng trần thạch cao bạn phải nắm rõ cao độ trần và khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà (trần bê tông hay trần mái tôn). Từ đó để tính toán được khoảng cách treo ty.

Bước 2: Đóng thanh V viền tường

Từ cao độ trần và các điểm mực được đánh dấu trên mặt tường, cột từ bước 1. Sau đó, dùng đinh, búa để cố định thanh V tường vào các điểm được đánh dấu sẵn trên tường-cột nhà. Lưu ý, khoảng cách đóng giữa hai đầu đinh kề nhau không vượt quá 3m.

Bước 3: Xác định điểm treo ty

Sử dụng khoan bên tông để khoan điểm treo ty đối với mặt trần bê tông. Trong đó, khoảng cách tối đa giữa hai điểm treo ty liên nhau không quá 1m, và khoảng cách từ mặt tường đến điểm treo ty đầu tiên là 0,4m.

Lắp cây tyren vào tắc kê đạn, sau đó cố định chúng lên các điểm khoan trước đó. Độ dài cây ty phụ thuộc vào khoảng cách từ mặt trần bê tông đến mặt trần thạch cao.

Bước 4: Lắp đặt khung xương trần thạch cao

Treo trực tiếp thanh xương chính vào đầu còn lại của tyren với khoảng cách tối đa giữa hai thanh xương chính không vượt quá 1m. Sau đó liên kết các thanh xương phụ vào các thanh xương chính sao cho chúng tạo thành một mặt phẳng trần đồng nhất.

Sau khi lắp đặt khung xương, cần sử dụng máy laser để kiểm tra lại một lần nữa mặt trần đã bằng phẳng tại mọi điểm chưa. Nếu chưa cần phải cân chính lại sao cho bằng phẳng trước khi bắn tấm.

 

Đi khung xương và bắn tấm

 

Bước 5: Bắn tấm thạch cao

Sử dụng máy bắn vít và đinh vít để liên kết tấm thạch cao với mặt trần khung xương, sao cho phần tấm thạch cao che đi toàn bộ khung xương phía trong.

Bước 6: Xử lý mối nối và sơn trần thạch cao

Dùng bột trét và băng keo lưới để xử lý phần giáp ranh giữa hai tấm thạch cao bắn liền nhau và quét bột trét lên các điểm đầu đinh vít. Khi xử lý mối nối cần tuân thủ đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng vật tư phù hợp để tránh tình trạng nứt mối nối về sau.

Sơn trần thạch cao tương tự như sơn nhà, bao gồm các bước:

  • Sơn bả trần thạch cao
  • Xả nhám
  • Sơn lót trần
  • Sơn màu

Trên đây là hướng dẫn quy trình đóng trần thạch cao phẳng. Khách hàng muốn ứng dụng hệ trần thạch cao chìm phẳng cho không gian nhà, xin liên hệ với đơn vị Thành Kính chúng tôi.

Hotline: 0989112765 – 0335087568

>>Xem thêm: Thi công trần thạch cao chìm phẳng cần lưu ý điều gì?