Sau một thời gian sử dụng, tường nhà khó tránh khỏi tình trạng bị xuống cấp: bong tróc, phòng rộp, loang ố, mát màu lớp màng sơn… Lúc này, sơn lại tường nhà cũ là việc làm cần thiết để mang lại diện mạo mới mẻ, tươi đẹp cho không gian nhà, đồng thời giúp bảo vệ các bức tường nhà khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường. Tuy nhiên, để có được một lớp sơn tường tươi mới, bền đẹp thì việc tuân thủ quy trình sơn lại tường nhà cũ là rất quan trọng.
Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết quy trình từng bước sơn lại tường cũ đúng cách, từ khâu khảo sát, chuẩn bị và thi công cách dễ hiểu nhất:
Mục Lục Bài Viết
Khảo sát và chuẩn bị vật tư – mặt bằng thi công
Khảo sát và đánh giá tình trạng tường cũ
Khảo sát để đánh giá đúng tình trạng bề mặt tường nhà cũ là bước làm quan trọng đầu tiên trong quy trình sơn lại tường nhà cũ. Điều này giúp bạn nhận định đúng những vấn đề cần xử lý từ đó đưa ra phương án thi công phù hợp.
Những vấn đề tường cũ phổ biến:
- Bay màu sơn: Do thời gian sử dụng lâu dài khiến màu sơn bị phai là điều rất dễ hiểu, hoặc do sử dụng sơn kém chất lượng nên thời gian bị mất màu nhanh hơn.
- Vết bẩn bám dính: Cần xác định loại vết bẩn (màu mực tô,bụi bẩn thông thường, thức ăn bám dính…), sau đó đánh giá mức độ bám dính của vết bẩn để có phương pháp xử lý phù hợp.
- Bóng tróc, phòng rộp: hiện tượng lớp màng sơn không còn khả năng bám dính vào tường nhà và bị bong lớp, tróc ra khi cao nhẹ.
- Tường ẩm mốc, mọc rêu: Trên tường nhà xuất hiện màu ố vàng hoặc màu đen, nặng hơn có thể là rêu mốc xanh đen trên tường… Đây là vấn đề phức tạp chủ yếu do tường bị thấm nước nên cần xử lý nhiều bước.
- Tường bị nứt nẻ: Bề mặt tường xuất hiện các vết nứt chân chim, vết nứt lớn nhỏ.
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư thi công
Dụng cụ thi công bao gồm:
- Dụng cụ dùng để vệ sinh lớp sơn cũ: Giấy nhám, bàn chải sắt, dao cạo, dung dịch tẩy rửa, máy chà tường, chổi, khăn, máy hút bụi…
- Dụng cụ sơn: Thùng pha sơn, máy khấy sơn, cọ lăn, cọ quét…
- Dụng cụ bảo hộ: Găng tay, khẩu trang, mặt lạ chống bụi, kính – quần áo – giày bảo hộ.
- Thiết bị hỗ trợ thi công: Thang đứng, giàn giáo, băng dính bảo vệ khu vực không sơn, dây dẫn điện, đèn sáng…
Vật tư thi công bao gồm:
- Bột trét, keo, hồ xi măng: dùng để trám các vết nứt, các lỗ thủng hay xử lý các vị trí lõm của tường nhà.
- Sơn chống thấm: Xử lý các bề mặt tường ẩm mốc do thấm nước.
- Sơn lót: tăng độ bám dính, chống kiềm hóa, tạo lớp bề mặt mịn trước khi sơn phủ.
- Sơn phủ: Tạo màu sắc, độ bóng đẹp, thẩm mỹ cho bức tường.
Tiêu chí lựa chọn vật tư thi công: Chọn các loại vật tư sơn nhà chất lượng, xuất xứ rõ ràng. Ưu tiên các dòng sơn có tính năng kháng khuẩn, chống mốc, ít bám bẩn, dễ lau chùi. Nên lựa chọn đồng bộ cùng một thương hiệu cho tất các loại vật tư thi công.
Chuẩn bị mặt bằng thi công
Di chuyển và che chắn đồ dùng trong nhà: Cần di chuyển toàn bộ đồ dùng trong phòng sang một vị trí an toàn khác. Trường hợp các món đồ không thể dịch chuyển thì cần che chắn bằng bạt cẩn thận để tránh bị sơn rơi vào.
Bảo vệ các khu vực xung quanh: Sàn nhà hay các vị trí trần tường không có nhu cầu sơn lại cần được căng giấy báo, bạt để che chắn hay những bị trí mép tường, khung cửa, ổ điện cần dùng băng dính dán để tránh bị lem sơn.
Đảm bảo thông gió: Mở thông thoáng các cửa sổ, cửa ra vào và kết hợp sử dụng hệ thống quạt máy hút mùi để đẩy nhanh quá trình khô của sơn và loại bỏ mùi sơn nhanh chóng.
Quy trình sơn lại tường nhà cũ đúng cách
Xử lý bề mặt tường cũ
- Sử dụng các dụng cụ như bàn chải sắt, dao cạo để loại bỏ lớp màng sơn cũ bị bay màu, phồng rộp, bong tróc, bám bẩn, rêu mốc
- Dùng chổi, khăn để làm sạch các bụi bẩn, đồng thời kết hợp cùng máy hút bụi (nếu có) để tránh bụi bẩn bay trong phòng
- Đối với bề mặt tường bị nấm mốc cần sử dụng các dung dịch tẩy rửa hoặc dung dịch diệt nấm mốc để làm sạch
- Dùng bột trám, keo chuyên dụng, hồ xi măng để xử lý các vết nứt, các lỗ thủng do đinh hay đục khoét, các vị trí tường bị lõm
- Dùng giấy nhám hoặc máy chà tường để làm phẳng mịn mặt tường rồi vệ sinh bụi bặm lại một lần nữa trước khi tiến hành sơn.
Sơn chống thấm
Nếu tường cũ nhà bạn có hiện tượng ẩm mốc và mọc rêu thì đó chính là dấu hiệu tường bị thấm nước. Lúc này, sau khi xử lý, vệ sinh bề mặt tường cũ thì bạn không nên vội sơn lót luôn mà cần tiến hành xử lý chống thấm trước.
Trường hợp tường mốc do rò rỉ nước bên trong tường hay từ tầng trên thấm xuống dưới thì cần xử lý triệt để nguyên nhân gây thấm rồi mới tiến hành chống thấm. Trường hợp thấm nước tường ngoài do nước mưa thì cần làm máng chảy nước để hạn chế nước mưa chảy vào tường ngoài của nhà.
Lựa chọn sơn chống thấm chất lượng, chống thấm tốt. Thực hiện chống thấm cả hai mặt bức tường (nếu được). Tiến hành quét 2,3 lớp sơn chống thấm lên bề mặt tường dễ thấm nước. Lưu ý: trong quá trình thi công sơn chống thấm, lớp quét chống thấm sau được thực hiện sau khi lớp sơn chống thấm trước đã khô.
Sơn lót
Sơn lót là điều rất cần thiết khi sơn lại tường nhà nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bám chắc, độ bền của lớp màng sơn sau này.
Các bước sơn lót:
- Mở thùng sơn lót và dùng máy khuấy đơn để khuấy đều, tránh tình trạng lắng cặn, không đồng đều của dung dịch sơn.
- Nhúng cọ lăn vào thùng sơn lót và lăn đều cọ lăn trên bề mặt tường cần sơn. Chú ý lăn sơn đều tay, lăn chiều dọc – chiều ngang phủ đều mặt tường (chú ý tránh lăn nhiều lần trên cùng một chỗ).
- Nhúng cọ quét để lăn sơn ở những vị trí có nhỏ, góc cạnh: như mép tường, viền cửa, chân tường… những vị trí mà cọ lăn khó thực hiện.
Số lớp sơn lót: Thực hiện 1 lớp sơn lót là đủ đối với quy trình thi công sơn tường nhà cũ. Tuy nhiên, trường hợp tường cũ bị hư hỏng nặng do ẩm mốc, thấm nước thì nên thực hiện sơn lót 2 lớp để đảm bảo hiệu quả. Thực hiện lớp sơn lót lần 2 sau khi lớp sơn lót đầu đã khô hoàn toàn.
Sơn phủ
Sơn phủ là bước tạo màu, hoàn thiện vẻ đẹp cho bức tranh tường nhà. Thực hiện sơn phủ sau khi sơn lót khô hoàn toàn. Lưu ý: Với công nghệ sản xuất sơn tiên tiến, các màu sơn theo yêu cầu khách hàng sẽ được các đại lý, nhà phân phối pha sẵn theo tỉ lệ với độ chính các cực cao, nên quá trình sơn phủ chỉ cần đặt mua sơn và sử dụng ngay không cần pha trộn màu lại.
Các bước sơn phủ: Quy trình sơn phủ màu tương tự quy trình thi công sơn lót.
Số bước sơn phủ: Từ 2 lớp sơn phủ màu trở lên. Thông thường, chỉ 2 lớp là đủ để đảm bảo lên màu chuẩn xác, độ phủ tốt cho bề mặt tường. Tuy nhiên, đối với các bề mặt tường yêu cầu cao về thẩm mỹ có thể sơn thêm lớp sơn phủ thứ 3.
Sau khi hoàn thiện lớp sơn phủ cuối cùng, bạn cần thực hiện gỡ bỏ lớp băng dính chống lem sơn ở các vị trí ổ điện, cạnh tường, cửa… Cần thực hiện gõ bỏ băng dính khi lớp sơn còn hơi ẩm để tránh tình trạng bong sơn theo băng dính. Sau đó, kiểm tra và dặm vá lại các vị trí màu sơn bị lỗi, chưa đều màu.
Mở thoáng các cửa sổ, cửa ra vào, dùng quạt, máy hút mùi ngay trong quá trình thi công để đẩy nhanh quá trình khô của sơn và loại bỏ mùi sơn. Dọn dẹp và vệ sinh căn phòng trước khi sắp xếp lại các đồ dùng trong phòng.
Lưu ý: Trong trường hợp tường nhà bạn chỉ bị xuống màu do thời gian mà không gặp phải các vấn đề loang ố, vết bẩn, nấm mốc, bong tróc, phấn hóa… thì bạn chỉ cần vệ sinh qua mặt tường và tiến hành sơn phủ ngay mà không cần sơn chống thấm hay sơn lót. Điều này giúp bạn tiết kiệm tối ưu chi phí sơn lại tường nhà cũ.
Quy trình sơn lại tường nhà cũ đúng cách đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. Mong rằng, với hướng dẫn chi tiết trên đây sẽ giúp bạn có thể tự mình thực hiện công việc sơn lại tường nhà, mang đến diện mạo mới, tươi sáng hơn, thẩm mỹ hơn, bền đẹp hơn cho không gian của mình.
Thành Kính – chuyên tư vấn và thi công sơn nhà tại Hà Nội. Tư vấn: 0989112765 – 0335087568.