Tối ngày 07/09 là thời điểm siêu bão Yagi (cơn bão số 3) đi qua khu vực Hà Nội với sức gió mạnh giật đến cấp 10 và gây theo mưa lớn khiến các cây cối đổ gãy, tốc mái tôn… Chị Nhàn, là chủ căn hộ tầng 29 tại chung cư Hà Nội đã nghe một tiếng rầm lớn trong căn hộ nhà mình. Toàn bộ phần trần thạch cao phòng ngủ nhà chị đã sập xuống.
Mục Lục Bài Viết
Sự cố sập trần thạch cao phòng ngủ chung cư Hà Nội
Đây là sự cố sập trần thạch cao phòng ngủ xảy ra tại căn hộ của chị Nhàn ở tầng 29 chung cư Hà Nội.
Chị Nhàn chia sẻ “ Căn hộ nhà tôi là căn góc, hướng Tây. Suốt chiều và tối mưa xối xả, chảy như suối rồi lại bị sập trần. Tôi chia sẻ thông tin cho các nhà chung cư hướng Tây lưu ý đêm hôm để không xảy ra tình huống đáng tiếc”.
Chiều và tối ngày 07/09, Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão Yagi, Bão Yagi được đánh giá là siêu bão với sức gió cực lớn, gây thiệt hại nặng nề cho các vùng tâm bão đi qua và các vùng lân cận. Từ khoảng trưa ngày 07/09 tại Hà Nội đã chịu ảnh hưởng của các trận mưa lớn và gió cực mạnh làm đổ gãy hàng trăm cây lớn, tốc mái tôn, đổ vỡ nhiều ngôi nhà.
Chung cư nhà chị Nhàn do ở vị trí tầng cao, chịu sức gió lớn, mưa to gió tạt mạnh khiến nước mưa tràn vào qua các khe cửa. Theo lời kể của chị Nhàn, khoảng 18h, do gió rít mạnh, một góc trần thạch cao phòng ngủ nhà chị đã bị nứt ra. Nghi điểm chẳng lành nên chị và gia đình đã thu dọn đồ đạc ra khỏi căn phòng và phong tỏa phòng không ai vào nữa.
Khoảng 30 phút sau, một tiếng rầm lớn đã vang dội lên, toàn bộ trần thạch cao phòng ngủ nhà chị Nhàn đã bị sập xuống, kép theo các mảng dây điện chằng chịt rơi xuống phía dưới. Rất may thời điểm xảy ra vụ sập trần diễn ra lúc chập tối, khi mọi người còn thức giấc và phát hiện ra các dấu hiệu sập trần trước đó. Nếu tình huống này xảy ra vào lúc nửa đêm, khi mọi người đang say giấc thì không biết hậu quả sẽ như thế nào.
Sau sự cố, chị Nhàn đã trình báo với ban quản lý toàn nhà, cùng với sự hỗ trợ của hàng xóm đã nhanh chóng thu dọn các mảng trần thạch cao bị sập xuống và cắt bỏ các mảng thạch cao còn treo lơ lửng. Rất may tai nạn sập trần không gây nguy hiểm đến tính mạng người.
Tác hại và cách phòng tránh sập trần thạch cao mà bạn nên biết
Sập trần thạch cao nguy hiểm như thế nào?
Trần thạch cao là hệ trần trang trí có trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, khi cả hệ trần rơi sập xuống sẽ gây sức nén tương đối lớn đủ gây phá vỡ các đồ dùng trong phòng và tính mạng người phía dưới (nếu có). Trong cấu tạo hệ trần bao gồm phần khung xương, khi rơi xuống phần cạnh sắc nhọn có thể đâm thủng vỡ các đồ dùng phía dưới rất nguy hiểm. Đặc biệt, gắn liền với mặt trần thạch cao là hệ thống các dây điện đấu đèn, quạt, điều hòa…Khi sập sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng về điện.
Trần thạch cao sập vừa nguy hiểm đến tính mang người phía dưới, vừa gây tổn thất về tiền bạc gây hư hỏng các đồ dùng phía dưới. Đồng thời, sự cố sập trần gây gián đoạn cuộc sống sinh hoạt, mất thời gian dọn dẹp điều chỉnh lại mọi thứ và chi phí vận chuyển phế liệu và làm mới lại.
Biện pháp phòng tránh sập trần thạch cao
- Lựa chọn vật tư đóng trần (khung xương và tấm thạch cao) chất lượng tốt, bền chắc, ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường.
- Kỹ thuật thi công chính xác, đi xương và bắn tấm đúng quy cách, treo ty chắc chắn để đảm bảo liên kết trần thạch cao với trần nhà, tấm với khung xương được chắc chắn.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng trần thạch cao để sớm phát hiện hư hỏng và nâng cao chất lượng hệ trần.
- Khi phát hiện các hư hỏng như thấm nước, nứt mối nối, nứt trần, cong trần… không được chần chừ mà cần gọi thợ sửa trần thach cao xử lý để tránh các hư hỏng thêm nặng và lan rộng sang các vị trí xung quanh.
- Thường xuyên duy trì trạng thái khô thoáng cho không gian phòng, tránh ẩm thấp gây hư hỏng hệ trần thạch cao.
- Khi thời tiết mưa gió cần đóng kín các cửa để tránh hắt nước mưa vào tròng hoặc gió lùa gây sập trần.
Sập trần thạch cao rất nguy hiểm, vì vậy các gia đình cần nâng cao cảnh giác để sớm pháp hiện các hư hỏng hệ trần: ẩm mốc, nút trần, vỡ tấm, cong vênh…có phương án di dười người và tài sản phía dưới để đảm bảo an toàn.