Làm trần thạch cao nhà vệ sinh, nhà tắm cần quan tâm đến những yếu tố gì? Kiểu dáng thiết kế như thế nào là hợp lý? Giá đóng thạch cao cho nhà vệ sinh có đắt không?
Cùng tìm hiểu các vấn đề trên trong bài viết dưới đây:
Mục Lục Bài Viết
3 Yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trần thạch cao nhà vệ sinh
Trang trí trần thạch cao phòng tắm, phòng vệ sinh ít đòi hỏi sự cầu kỳ và các yếu tố kỹ thuật so với phòng khách, phòng ngủ. Hiện nay, hầu hết các gia chủ đều lựa chọn những mẫu trần đơn giản, dễ thi công như trần thạch cao phẳng hay trần thả để làm nhà vệ sinh.
Để đảm bảo hệ trần ít chịu tác động của các yếu tố môi trường, nhằm kéo dài tuổi thọ hệ trần. Giảm tránh những hư hỏng, sửa chữa làm tốn kém chi phí cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình bạn. Vì vậy, trước khi quyết định làm trần thạch cao nhà vệ sinh bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:
1.Lựa chọn vật liệu làm trần
Đặc tính của nhà vệ sinh: hơi ẩm cao, dễ tiếp xúc nước. Đây là lý do mà bạn nên chọn những vật liệu tốt nhất để tránh sự xuống cấp, ẩm mốc của hệ trần. Vật liệu khuyến cáo nên dùng cho môi trường có độ ẩm cao:
- Khung xương Basi Vĩnh Tường
- Tấm chống ẩm Gyproc.
Ngoài lựa chọn vật liệu tốt để đóng trần, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các đường ống nước để tránh sự rò rỉ nước từ mái. Thêm vào đó, bạn cần thiết kế vị trí lắp đặt các thiết bị (quạt thông gió, bình nóng lạnh…), đường điện trước khi thi công. Để tránh những thay đổi bản vẽ vừa làm mất thời gian, vừa thêm tiền bởi các chi phí phát sinh.
2.Lựa chọn mẫu trần nhà vệ sinh
Lựa chọn mẫu trần thường phụ thuộc vào diện tích nhà vệ sinh nhà bạn rộng hay hẹp. Đối với phòng toilet, phòng tắm bạn nên ưu tiên các kiểu dáng đơn giản, không quá cầu kỳ làm rối mắt gây bó hẹp không gian. Bạn có thể tham khảo các ưu nhược điểm của từng loại mẫu trần:
Trần thạch cao thả nhà vệ sinh:
-Giá thi công rẻ, hoàn thiện nhanh chóng
-Tiện lợi sửa chữa nếu xảy ra các hỏng hóc đường điện, rò rỉ ống dẫn nước.
-Chi phí sửa chữa trần thạch cao thả cũng rẻ hơn.
Trần thạch cao chìm nhà vệ sinh:
(Trần chìm bao gồm 2 loại: trần chìm phẳng và trần giật cấp)
-Giá thi công cao hơn làm trần thả và yêu cầu nhiều yếu tố kỹ thuật hơn. Tuy nhiên, chúng mang vẻ đẹp vượt trội so với trần thả thạch cao.
-Đa dạng màu sắc và cách phối màu sơn trần thạch cao theo phong thủy của gia chủ (trần thả không cần đến sơn bả)
-Sửa chữa trần chìm thường khó hơn nên chi phí của chúng sẽ cao hơn so với trần thả.
>>(Tham khảo mẫu trần vệ sinh tại phần cuối bài viết)
3.Giá làm trần thạch cao nhà vệ sinh
-S >30m2: Đơn giá làm trần sẽ tính theo m2 với chi phí 140.000đ – 160.000đ/m2 đối với trần thạch cao thả, 210.000đ – 250.000đ/m2 đối với trần chìm hoàn thiện (đã bao gồm sơn bả).
-S< 30m2: Đơn giá tính theo gói thỏa thuận giữa bên thi công với chủ nhà.
Giá đóng trần thạch cao phòng vệ sinh phụ thuộc loại vật liệu thi công, diện tích thi công và mẫu tràn lựa chọn. Khách hàng sẽ nhận được báo giá cụ thể khi tư vấn.
>>Chi tiết: Giá đóng trần vách thạch cao
Các mẫu trần thạch cao phòng vệ sinh
Mẫu trần thả hay trần thạch cao phẳng luôn được các chủ nhà lựa chọn nhiều nhất để thi công nhà vệ sinh. Nếu phòng vệ sinh nhà bạn rộng, bạn có thể lựa chọn làm trần giật cấp đơn giản. Ưu tiện chọn trần giật 1 cấp với các khe hắt xung quanh viền tường.
Mẫu trần thả cho nhà toilet
Mẫn trần thạch cao chìm phẳng nhà tắm, nhà vệ sinh
Mẫu trần giật cấp đơn giản
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn làm trần thạch cao nhà vệ sinh, nhà tắm.