Trần thạch cao là lựa chọn hàng đầu trong các công trình kiến trúc nội thất hiện đại, nhờ tính thẩm mỹ cao, khả năng cách âm – cách nhiệt – chống cháy hiệu quả và nhất là sự linh hoạt trong tạo hình. Đi liền với trần thạch cao thì một bộ phận nhỏ không thể thiếu chính là nắp thăm trần. Nắp thăm trần thạch cao tuy có diện tích nhỏ nhưng lại đóng vai trong quan trọng trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện nước, điều hòa… bên trong trần. Tuy nhiên, việc lựa chọn nắp thăm không đảm bảo chất lượng, lắp đặt không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng nguyên trọng đến chất lượng và gây khó khăn khi bảo trì. Vì vây, những lưu ý chuyên sâu dưới đây sẽ giúp bạn chọn đúng và lắp đặt nắp thăm trần thạch cao đúng kỹ thuật, nhằm đảm bảo hiệu quả về chất lượng và công năm của sản phẩm.
Mục Lục Bài Viết
Vai trò của nắp thăm trần trong hệ trần thạch cao
Nắp thăm trần hay còn gọi là cửa thăm trần, là một ô cửa sổ nhỏ bằng thạch cao, có các kích thước cơ bản: 300×300, 450×450, 500×500, 600×600… chúng dễ dàng tháo mở bằng tay. Sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc trần thạch cao chìm.
Vai trò của nắp thăm trần:
- Dễ dàng tiếp cận hệ thống kỹ thuật: Ẩn bên trong trần thạch cao là hệ thống kỹ thuật bao gồm các đường điện, ống nước, điều hòa, bình nóng lạnh… Để hệ thống kỹ thuật hoạt động ổn định cần phải kiểm tra bảo dưỡng định kỳ, hoặc sửa chữa các hư hỏng nếu có. Chính nhờ cửa thăm trần sẽ giúp thuận tiện cho việc tiếp cận hệ thống kỹ thuật cách đơn giản mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc trần thạch cao.
- Tiện lợi khi chống thấm: Rò rỉ nước từ đường ống bị thủng nứt, trần nhà bị thấm nước. Việc chống thấm sẽ đơn giản hơn nhờ vào khoảng trộng từ cửa thăm trần giúp thợ/chủ nhà dễ dàng chui lên kiểm tra và sửa chữa.
- Tăng thẩm mỹ và giảm thiểu chi phí: Cửa thăm trần được thiết kế ăn khớp hoàn hảo với bề mặt thạch cao, tạo bề mặt trần liền mạch, đảm bảo giá trị thẩm mỹ không gian. Đồng thời, tính tiện lợi đóng mở giúp người dùng dễ dàng kiểm tra, sửa chữa hệ thống kỹ thuật và mái trên mà không cần khoét vá trần thạch cao, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho chủ nhà.
Lưu ý: Đối với trần thạch cao thả, do thiết kế tấm thả thạch cao có kích thước 60×60 dễ dàng tháo rồi nên không sử dụng đến nắp thăm.
Những lưu ý quan trọng khi lắp đặt nắp thăm trần thạch cao
Nhằm đảm bảo độ bền cũng như phát huy tối đa hiệu quả của nắp thăm trần, khi lắp đặt sản phẩm, thợ thi công và chủ nhà cần phải lưu ý các vấn đề quan trọng sau:
Chọn vị trí lắp đặt hợp lý
Vị trí lắp đặt là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự tiện lợi và hiệu quả của nắp thăm trần. Vị trí lắp đặt được xác định dựa trên các yếu tố sau:
- Gần hệ thống kỹ thuật cần bảo trì: Các điểm có nguy cơ kiểm tra và sửa chữa cao: van khóa nước, đầu nối ống nước, đầu nối dây điện, hộp chia điện, bộ phận dàn lạnh… Lắp đặt nắp thăm gần vị trí trên để giúp dễ dàng tiếp cận và dễ dàng thao tác sửa chữa khi cần thiết.
- Tránh các vị trí vướng víu: Tránh các khu vực kê đồ nội thất gây khó tiếp cận, các khu vực đường dây điện – ống nước chồng chéo lên nhau…
- Tránh các vị trí chịu lực: Không lắp cửa thăm ở những vị trí chịu lực như phía dưới các thanh xương chính. Hay cần tránh những điểm dễ bị tác động bởi ngoại lực.
- Đảm bảo thẩm mỹ: Tránh các vị trí dễ nhìn hay các vị trí trung tâm gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đối với trần thạch cao phẳng, rất dễ để lựa chọn vị trí nắp thăm. Tuy nhiên, với trần thạch cao giật cấp, do mặt trần chia thành nhiều mặt phẳng xác định vị trí cần phải cân nhắc kỹ càng hơn để vừa đảm bảo hiệu quả và thẩm mỹ không gian.
Chọn kích thước nắp thăm phù hợp
Kích thước nắp thăm phải được chọn dựa trên mục đích sử dụng và cân đối với không gian:
- Vừa đủ để thao tác: Kích thước phải đáp ứng đủ lớn với một người bình thường có thể dễ dàng chui lên và thao tác khi kiểm tra, sửa chữa các thiết bị phía trên. Kích thước thông dụng nhất là 450×450 và 600×600, không nên chọn kích thước quá lớn nếu không cần thiết, vì kích thước quá lớn dễ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, độ cứng chắc và dễ biến dạng theo thời gian.
- Cân đối với không gian: Tùy vào diện tích phòng để lựa chọn kích thước sao cho cân đối, hài hòa với diện tích tổng thể.
Chọn loại nắp thăm phù hợp với trần thạch cao
Nắp thăm có viền/không viền: Loại có viền là loại phổ biến nhất nhằm đảm bảo định hình chắc chắn trong quá trình sử dụng. Với loại không viền nhằm đảm bảo sự liền mạch với bề mặt trần thạch cao, tối ưu về mặt thẩm mỹ hơn.
Nắp thăm tiêu chuẩn/chống ẩm/chống cháy: các không gian khô thoáng thì sử dụng loại tiêu chuẩn, khu vực nhà bếp – nhà tắm có độ ẩm cao nên sử dụng loại chịu ẩm, những không gian đặc biệt, yêu cầu phòng chống cháy nổ cao thì lựa chọn loại chống cháy. Ngoài ra, càn lựa chọn thương hiệu phân phối lắp thăm uy tín và độ dày nắp thăm phải phù hợp vơi độ dày tấm thạch cao sử dụng.
Nắp thăm có khóa an toàn: Đối với các vị trí nhạy cảm, cần đảm bảo an toàn cao hoặc tránh sự nghịch phá của trẻ em thì cần lựa chọn loại có chốt khóa để đảm bảo an toàn.
Lắp đặt đúng kỹ thuật
Yếu tố thêm chốt quyết định đến tính an toàn và độ bền của sản phẩm:
- Khoét đúng vị trí theo bản vẽ: Đánh dấu vị trí khoét cách chính xác theo đúng như bản vẽ hoặc theo chỉ định của chủ nhà.
- Khoét đúng theo kích thước cửa thăm: Sử dụng dao rọc giấy, thước để cắt đúng kích thước khổ ô bằng khổ ô cửa thăm, tránh quá lớn lại tốn kém thời gian vá lại vùng trần cắt thừa.
- Gia cố khung xương: Sử dụng các thanh xương U làm điểm chịu lực để giữ chắc chắn phần nắp thăm, bắn vít liên kết vừa để giữ cố định và cân bằng phần nắp thăm với khung xương.
- Xử lý mép: Bao gồm xử lý mối nối, bả trần và sơn lại để tạo sự liền mạch, thẩm mỹ tại vị trí cửa thăm vừa lắp đặt.
Nắp thăm trần thạch cao là bộ phận không thể thiếu trong hoàn thiện trần thạch cao đẹp. Nếu bạn cần được tư vấn và thi công lắp đặt trần thạch cao đẹp – bền vững – an toàn cho ngôi nhà của mình. Xin liên hệ với chúng tôi:
Thành Kính: 0989112765 – 0335087568.