Hiện tượng lớp màng sơn bị nhăn| Nguyên nhân & Cách xử lý

Lớp màng sơn phẳng mịn đẹp, bám dính tốt là điều mà chủ nhà nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình thi công sơn nhà, có thể do sơ suất của thợ thi công, do điều kiện thời tiết rất dễ xảy ra các lỗi kỹ thuật không đáng có gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền của lớp sơn. Một trong những lỗi dễ xảy ra chính là hiện tượng nhăn lớp màng sơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Hiện tượng lớp màng sơn bị nhăn

Hiện tượng nhăn lớp màng sơn là gì?

Nhăn lớp màng sơn là hiện tượng lớp màng sơn sau khi khô có hiện tượng co rúm lại tạo thành các vết nhăn nheo khiến mặt tường không được phẳng mịn gây giảm thẩm mỹ không gian. Về lâu dài, lớp màng sơn nhăn do bám dính kém dễ bong tróc và rơi vỡ xuống dưới.

 

Hiện-tượng-nhăn-lớp-màng-sơn

 

Lớp màng sơn bị nhăn thường xuất hiện sau 1-3 ngày thi công. Nếu bạn bóc thử lớp màng sơn nhăn ra sẽ nhận thấy lớp bề mặt ngoài khô nhưng bên trong lại ẩm ướt.

>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý sơn nhà bị rỗ

Nguyên nhân gây nhăn lớp màng sơn

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhăn màng sơn thường bắt nguồn từ kỹ thuật thi công chưa chính xác và điều kiện thời tiết không thuận lợi:

Kỹ thuật thi công:

  • Thiếu khoảng thời gian chờ khô: Khi lăn sơn, thợ thi công phải tuân thủ khoảng cách thời gian quy định giữa hai lần sơn liên tiếp (thường trên 2h đồng hồ). Cần đảm bảo lớp sơn trước đã khô mới tiến hành lớp sơn sau. Trong trường hợp, nếu lớp sơn trước vẫn còn ẩm mà thợ thi công đã tiến hành lăn sơn lớp 2 thì dễ xảy ra hiện tượng nhăn màng sơn.
  • Lăn sơn không đều tay: Lăn sơn không đều dẫn đến hiện tượng chỗ dày chỗ mỏng khác nhau, khiến chỗ mỏng thì nhanh khô mà chỗ dày thì vẫn còn ẩm ướt.
  • Bề mặt tường không đạt tiêu chuẩn: Bề mặt tường còn quá ẩm và không làm sạch mịn trước khi sơn.

Thời tiết không thuận lợi:

  • Thời tiết nắng nóng gay gắt khiến bề mặt lớp màng sơn nhanh khô nhưng phía trên trong thì chưa kịp khô.
  • Thời tiết lạnh buốt sẽ làm chậm lại quá trình khô của lớp màng sơn, lớp bề mặt sẽ nhanh khô hơn do bị hút ẩm nhanh nhưng lớp bên trong thường vẫn duy trì ở trạng thái ẩm.

 

Nguyên-nhân-và-cách-cử-lý-nhăn-lớp-màng-sơn

Cách xử lý lớp màng sơn bị nhăn

Bước 1: Dùng dao cạo để cạo bỏ hoàn toàn vùng sơn bị nhăn.

Bước 2: Dùng giấy nhám, bàn chà để làm sạch mịn bề mặt tường trước khi tiến hành sơn lại.

Bước 3: Kiểm tra lại bề mặt tường đã mịn sạch và độ ẩm có phù hợp chưa?

Bước 4: Tiến hành lăn sơn lót và sơn phủ màu tại vị trí vừa xử lý. Trong quá trình sơn cần đảm bảo sơn đều tay, lớp sơn có độ dày mỏng phù hợp và phải chờ lớp sơn trước đã khô mới tiến hành lăn sơn lớp sau.

Màng sơn bị nhăn là hiện tượng khá phổ biến sau khi sơn nhà. Vì vậy, để tránh những vết nhăn sơn xảy ra trên bề mặt tường nhà gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp chung của toàn không gian và lớp sơn nhăn nhanh chóng nứt vỡ, bong tróc và lớp xuống gây bụi bặm, mất vệ sinh thì ngay từ khi thi công, gia chủ cần theo dõi sát sao và lựa chọn đơn vị thi công sơn nhà uy tín. Tránh làm cẩu thả, lăn sơn nhanh chóng mà không chờ khô hoặc biết cách ứng phó trong những ngày thời tiết nắng nóng – che chắn tường sau sơn, lạnh buốt – dùng quạt để đẩy nhanh quá trình mau khô của tường nhà… Mang đến cho tường nhà bề mặt láng mịn, tươi đẹp, bám dính tốt như mong muốn.

Thành Kính – chuyên tư vấn sơn nhà tại Hà Nội

Hotline: 0989112765 – 0335087568.

Hướng Dẫn Tải Foxit Reader Full Crack | Công Cụ PDF Hoàn Hảo 2024 ProShow Producer 9 Full Crack: Chỉ Dẫn Cài Đặt Chi Tiết Thiết kế web ở Hà Nội – 5 Doanh nghiệp “đỉnh nhất” cho các bạn