Nhà mái tôn có đóng trần thạch cao được không? Đây là mối quan tâm của rất nhiều khách hàng hiện nay khi muốn ứng dụng trần giả thạch cao làm đẹp không gian nhà lợp tôn. Để hiểu hơn về trần thạch cao và tính ứng dụng của trần thạch cao cho nhà mái tôn, mời bạn cùng tham khảo những phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
Đặc điểm của trần mái tôn và trần thạch cao
Trần mái tôn
Trần mái tôn khá phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay, nhất là đối với nhà cho thuê, lợp tôn tầng nhà trên cùng, nhà xưởng… Lựa chọn lợp tôn trở nên phổ biến bởi chúng mang nhiều ưu điểm: tấm tôn là vật liệu nhẹ giúp giảm tải trọng lực lên nền móng công trình, thi công nhanh gọn và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, việc sửa chữa, bảo trì và thay mới trần tôn cũng đơn giản hơn nhiều.
Nhà mái tôn cũng có các điểm hạn chế dễ xảy ra sau một thời gian sử dụng như:
- Lớp màu sơn dễ bay, phần tấm tôn kim loại dễ bị han gỉ gây thấm dột.
- Trần mái tôn hấp thụ nhiệt và dẫn nhiệt tốt nên dễ khiến không gian bên trong trở lên nóng bức vào mùa hè.
- Tấm trần tôn với độ dày mỏng (0.45mm – 0.8mm) khi có vật thể rơi trên bề mặt trần sẽ gây ra tiếng ồn lớn, nhất là vào những ngày mưa sẽ khiến người ở cảm giác khó chịu.
- Liên kết giữa mái tôn với tường nhà kém nên có thể bị lật hoặc tốc mái khi có dông lốc lớn.
Trần thạch cao
Trần thạch cao được lắp đặt từ tấm thạch cao kết nối với hệ khung xương gánh chắc chắn và nối với cấu trúc chính của trần nhà (trần bê tông hoặc trần mái tôn). Trần thạch cao là lớp trần thứ 2 phía dưới lớp trần chính dùng để che nắng mưa và các tác động từ thế giới bên ngoài vào trong ngôi nhà. Mục đích chính khi đóng trần thạch cao là để nâng cao vẻ đẹp bên trong và hạn chế những tiếng ồn ào, nắng nóng… giúp nâng cao chất lượng sống bên trong nên chúng thường được gọi là lớp trần giả trang trí.
Nhược điểm của trần thạch cao là dễ bị tổn thương khi gặp nước, nếu nước thấm vào kết cấu trần thạch cao sẽ gây ra hiện tượng mốc trần, loang ố mặt trần gây mất thẩm mỹ, làm yếu dần kết cấu trần.
Nhà mái tôn có đóng trần thạch cao được không?
Hoàn toàn CÓ, đóng trần thạch cao nhà mái tôn cũng tương tự trần thạch cao nhà bê tông, vẫn đảm bảo thẩm mỹ và sự chắc chắn cần thiết. Trở ngại duy nhất là trần mái tôn dễ thấm dột nước gây hư hỏng bề mặt trần thạch cao. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này rất đơn giản, trước khi thi công cần kiểm tra kỹ lưỡng phần mái có thi thấm dột không, có lỗ hổng nào khiến chuột dán dễ chui rúc không, cần xử lý hiệu quả trước khi đóng trần.
Ưu điểm khi đóng trần thạch cao nhà mái tôn
- Tăng thẩm mỹ: Giúp che phủ các khuyết điểm của trần mái tôn, là giải pháp tốt nhất giúp che đi các đường ống nước, dây điện trong các công trình nhà ở, nhà xưởng, văn phòng… cho không gian nhà trở nên gọn gàng, rộng rãi hơn. Thiết kế trần đa dạng giúp tạo ra các mẫu trần thạch cao đẹp, càng làm tăng thêm vẻ đẹp không gian.
- Cách âm, cách nhiệt: Tấm trần thạch cao có tính năng chống nóng và chống ồn hiệu quả, là giải pháp hoàn hảo giúp khắc phục các nhược điểm của trần tôn, mang đến một không gian mát mẻ và yên tĩnh hơn.
- Tiết kiệm chi phí: Trần thạch cao được coi là một trong những hệ trần có chi phí thi công rẻ, phù hợp với túi tiền của hầu hết các gia đình Việt, chúng vừa có độ bền tốt – thẩm mỹ cao – giá thành rẻ hơn so với một số loại trần khác.
Nên đóng trần thạch cao loại nào cho nhà mái tôn?
Trần thạch cao bao gồm: trần thạch cao thả và trần thạch cao chìm, cả hai loại này đều phù hợp để lắp đặt cho nhà mái tôn.
Trần thạch cao thả là hệ trần chia ô 60×60. Ưu điểm của loại trần này:
- Che đậy các khuyết điểm của trần tôn, giúp nâng cao vẻ đẹp không gian nhà.
- Thi công hoàn thiện nhanh chóng, dễ lắp đặt và sửa chữa. Khi tấm thạch cao thả bị hư hỏng có thể dễ dàng tháo tấm hỏng ra và thay vào đó tấm mới.
- Độ bền cao với khả năng chống chịu các tác động từ bên ngoài, nhất là thời tiết nắng nóng cũng không thể làm cong vênh hay nứt nẻ tấm.
- Giảm đường truyền âm – nhiệt giúp không gian bên trong được mát mẻ, yên tĩnh hơn.
- Là lựa chọn số 1 trong các công trình nhà xưởng, văn phòng, nhà cho thuê…
Trần thạch cao chìm là hệ trần giấu xương bao gồm sơn bả hoàn thiện. Hệ trần này được chia làm hai loại: trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp. Ưu điểm cách âm cách nhiệt của hệ trần này tương tự như trần thạch cao thả. Xét về mặt thẩm mỹ thì trần chìm thạch cao được đánh giá cao hơn mọi hệ trần trang trí khác, với thiết kế đa dạng mang lại vẻ đẹp tinh tế, sang trọng và đầy ấn tượng cho ngôi nhà.
Thành Kính – chuyên tư vấn, thi công trần thạch cao tại khu vực Hà Nội.
Hotline: 0989112765 – 0335087568