Trần thạch cao thả chống nước – tên gọi phần nào nói lên được đặc tính của loại trần: chất liệu thạch cao với đặc tính chịu nước. Tuy nhiên, để hiểu chi tiết về đặc tính của loại trần thả chịu nước này cùng các ứng dụng của chúng để đảm bảo sử dụng cho môi trường phù hợp, giúp đảm bảo kéo dài tuổi thọ cùng sự bền đẹp của hệ trần. Cùng tham khảo nội dung phân tích trong bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
1.Trần thạch cao thả chống nước là gì?
Trần thạch cao thả (trần thả) hay còn gọi là trần thạch cao nổi (trần nổi). Là kiểu trần phía dưới lớp trần bê tông hay trần mái tôn với bề mặt phẳng, được chia thành các ô nhỏ với hai loại kích thước: 60x60cm, 60x120cm.
Trần thạch cao thả chống nước là trần thạch cao thả sử dụng tấm thạch cao chống nước (chịu nước).
1.1 Cấu tạo của trần thạch cao chống nước
Cấu tạo của trần thả thạch cao chịu nước bao gồm khung xương và tấm thạch cao:
-Khung xương: là các thanh xương chính – phụ được liên kết với trần nhà thực bằng dây thép hoặc tyren. Các thanh xương, thanh V được liên kết với nhau tạo thành hệ giá đỡ vững chắc, đảm bảo an toàn kết cấu cho toàn bộ hệ trần. Với trần thả, thi công khung xương sẽ tạo lên bề mặt phẳng đồng nhất với các ô nhỏ 60x60cm hoặc 60x120cm.
-Tấm thạch cao thả chống nước: các tấm kích thước 60x60cm hoặc 60x120cm với độ dày khoảng 4mm được làm bằng thạch cao với cấu tạo lõi đặc biệt cùng bề mặt bóng phủ bạc nhằm hạn chế ảnh hưởng của độ ẩm. Các tấm thạch cao được thả trực tiếp vào các ô khung xương. Phần diềm của các thanh xương có tác dụng giữ tấm được cố định mà không bắn vít. Kích thước tấm sử dụng phải tương đồng với kích thước ô khung xương đã tạo.
1.2 Đặc tính của loại trần thả chống nước
-Chống nước: Nhờ lớp bông thủy tinh lõi và phủ bạc bề mặt nên hệ trần này có thể sử dụng cho môi trường có độ ẩm cao như: phòng vệ sinh-tắm, không gian phòng chịu tác động của hơi ẩm vào mùa mưa hay mùa gió nồm mà không lo ẩm mốc, hư hỏng tấm.
-Chống cháy: thạch cao với vật liệu không duy trì sự cháy. Vì vậy, chúng đảm bảo an toàn cho người và đồ dùng trong phòng hơn.
-Không cong vênh, không dẫn điện, cách âm, cách nhiệt hiệu quả, không sinh khói bụi, tạo không gian thoáng rộng, sạch sẽ giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ cho không gian phòng.
1.3 Ứng dụng của trần thạch cao thả chịu nước
Với vật tư sử dụng là các tấm thạch cao chống chịu nước nhưng thực chất đặc tính này chỉ giới hạn ở một mức độ nhất định. Nếu vượt ngưỡng hay tiếp xúc nước thường xuyên sẽ dễ dẫn đến hiện tượng ẩm mốc, loang ố, ục nát tấm gây thiếu an toàn, mất thẩm mỹ và tốn kém chi phí sửa chữa, thay mới cho người sử dụng.
Vậy trần thả chịu nước được ứng dụng như thế nào:
–Đóng trần thạch cao thả chịu nước phòng tắm – vệ sinh rất phổ biến hiện nay
-Sử dụng cho các phòng trọ, nhà cấp 4, xưởng mái tôn (cần đảm bảo lớp trần chính không bị thấm dột)
-Trần thạch cao thả chịu nước rất phổ biến tại các hành lang chung cư, bệnh viện, trường học, văn phòng, nhà ga…
-Không gian nhà ở: phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ… đều có thể sử dụng hệ trần này.
Lưu ý: Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với độ ẩm cao vào các mùa mưa hay mùa gió nồm ở khu vực phía bắc thì ban nên lựa chọn sử dụng tấm thạch cao thả chịu nước để đảm bảo an toàn và tuổi thọ hệ trần. Không sử dụng loại trần này cho không gian ngoài trời, thường xuyên gặp nước.
Trên đây là những phân tích chi tiết giúp bạn đọc hiểu hơn về trần thạch cao thả chống nước, để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ với đội thợ thạch cao Thành Kính.