Trần nhựa giả gỗ đang là mẫu thiết kế được nhiều khách hàng lựa chọn nhất hiện nay. Loại trần này không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao mà còn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các kiểu trần trang trí khác. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị hoàn mỹ của hệ trần cũng như giảm bớt chi phí, thì quá trần thi công trần nhựa giải gỗ cần lưu ý các bước quan trọng sau:
Mục Lục Bài Viết
Các bước thi công trần nhựa giả gỗ giúp tiết kiêm chi phí
Màu sắc trần vân gỗ mang lại vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho ngôi nhà. Hơn thế nữa, nhờ cấu tạo bằng nhựa nguyên chất nên chúng mang các tính năng nổi bật: chống chịu nước tuyệt đối, không cong vênh, không bị các loài côn trùng tấn công, giúp giảm thiểu tiếng ồn và chống nóng hiệu quả, dễ dàng vệ sinh, làm sạch, thân thiện với môi trường…Đặc biệt, thêm ưu điểm trọng lượng nhẹ nên quá trình thi công trần nhựa cũng đơn giản và nhẹ nhàng, giúp tối ưu chi phí hơn.
Bước 1: Chuẩn hóa bản vẽ chi tiết và xác định cao độ trần
Bản vẽ chi tiết là điều bắt buộc trước khi thi công đóng trần trang trí. Từ bản vẽ chi tiết sẽ cho bạn các thông tin:
-Kích thước chi tiết của không gian: chiều cao, chiều rộng, chiều dài và cốt trần
-Kiểu trần thi công là trần thả nhựa hay trần nhựa chìm giả gỗ
-Vị trí chính xác của các lỗ đèn downligh, vị trí lắp đặt các thiết bị khác: điều hòa, lắp thắm trần, đèn chùm, đèn thả…
Sau khi xác định được cốt trần, dùng thước dây và bút mực để xác định điểm trần trên tường. Sau đó, dùng máy laser chiếu các tia xác định điểm cao độ trần trên các vị trí tường và cột khác.
Bước 2: Đi khung xương
-Đóng thanh V viền tường: Từ các điểm đã được đánh dấu trên tường và cột, bạn tiến hành cố định các thanh viền tường vào đó bằng cách đóng đinh hoặc khoan tay. Lưu ý, để đảm bảo độ chắc chắn thì khoảng cách giữa các lỗ đinh không vượt quá 50cm.
-Khoan trần treo ty: Đối với trần bê tông cần dùng máy khoan để lấy các điểm treo ty, đối với trần mái tôn thì dùng dây thép buộc với các xà gồ mái tôn để treo các thanh xương chính.
-Treo khung xương: Đối với hệ trần thả nhựa thì khoảng các treo giữa hai thanh xương chính là 1200mm, tiếp sau đó là gài các thanh xương phụ 1200mm, và thanh phụ 600mm liên kết với nhau và với thanh xương chính để tạo thành các ô 600×600. Đối với hệ trần chìm thì khoảng các giữa các thanh xương chính phải dao động từ 800mm – 1200mm, khoảng cách giữa hai thành phụ liền nhau khoảng 400mm – 600mm để đảm bảo độ chắc chắn, chịu lực tốt của toàn hệ trần.
-Căn chỉnh khung xương: kiểm tra và căn chỉnh sao cho hệ khung xương được chắc chắn, các điểm trên cùng mặt phẳng phải đồng đều.
Bước 3: Lắp đặt tấm nhựa giả gỗ
-Đối với hệ trần thả: thả tấm nhựa ngay ngắn vào tường ô vuông.
-Đối với hệ trần chìm: cắt tấm nhựa giả gỗ với kích thước phù hợp rồi bắn vít liên kết với kết cấu khung xương đã tạo trong bước 2, dần các tấm nhựa sẽ che đi toàn bộ phần khung xương phía trong.
Bước 4: Khoét lỗ đèn
Thông thường với trần thạch cao, trần nhựa hầu hết sử dụng đèn led âm trần. Vì vậy, sau khi hoàn thiện bắn tấm nhựa, từ bản vẽ để xác định vị trí các lỗ đèn để khoét và lắp bóng. Lưu ý, các đường đây điện để đấu bóng đèn hay bất kỳ thiết bị điện nào phải được lắp đặt chờ sẵn ngày trước khi bắn tấm, để sau khi hoàn thiện bắn tấm chỉ cần khoét lỗ và lắp bóng đèn vào các đường điện đã chờ sẵn.
Trên đây là chi tiết quá trình thi công trần nhựa giả gỗ đúng kỹ thuật, đảm bảo sự an toàn trong suất quá trình sử dụng. Công thưc thi công này có thể ứng dụng để đóng trần thạch cao hay trần nhôm.
Đội thợ Thành Kính chuyên thi công trần thạch cao, trần nhựa, trần nhôm, sơn nhà, ốp lát sàn… trên toàn địa bàn Hà Nội. Với đội thợ chuyên nghiệp, nhiệt tình và tận tâm với công việc luôn đảm bảo chất lượng hoàn hảo trên từng công trình. Để được tư vấn chi tiết, xin liên hệ: 0989112765 – 0335087568.