Bỏ qua sơn lót khi sơn lại nhà cũ? Tiết kiệm hay Nguy hại

Sơn lại nhà cũ là bước tái tạo lại diện mạo mới mẻ, tươi sáng cho ngôi nhà. Đồng thời, giúp bảo vệ bức tường nhà hiệu quả hơn, tránh bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực từ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc, nhiều người lại thường có suy nghĩ “chỉ cần sơn phủ màu tường đẹp là được” nên thường bỏ qua bước sơn lót nhằm muốn tiết kiệm chi phí. Vậy bỏ quan sơn lót khi sơn lại nhà cũ có thực sự là một giải pháp tiết kiệm hay là bước sai lầm nghiêm trọng cho ngôi nhà của bạn?

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu đúng nghĩa quan trọng của sơn lót, đặc biệt là sơn lót đối với tường cũ. Từ đó bạn sẽ biết được việc bỏ qua sơn lót thực chất là Tiết kiệm hay Nguy hại.

Mục Lục Bài Viết

Sơn lót là gì?

Sơn lót hay còn được gọi là sơn nền, là lớp sơn đầu tiên được lăn trên bề mặt tường bê tông sau khi đã được chà phẳng mịn và vệ sinh làm sạch. Đây là bước tiền đề quan trọng trước khi sơn phủ màu hoàn thiện nhằm giúp lớp sơn phủ bám dính tốt, lên màu đẹp và bền màu hơn.

Sơn Lót Là Gì

Thành phần chính trong sơn lót bao gồm: chất tạo màng, chất độn, dung môi và các thành phần phụ gia tại thành dung dịch quánh màu trắng giúp tăng cường độ phủ, khả năng chống thấm, chống kiềm hóa …tăng độ bền của sơn nhà mà sơn phủ không thể thay thế được.

Tầm quan trọng của sơn lót khi sơn lại nhà cũ

Sơn lót là lớp sơn nền quan trọng không thể thiếu khi sơn lại tường nhà cũ, nhất là các bức tường nhà bị cũ bị hư hỏng: bong tróc, loang ố, mốc đen… Đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lượng ổn định, độ bền, tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình sơn lại nhà. Hãy cùng hiểu hơn về các giá trị quan trọng mà sơn lót mang lại:

Tăng độ bám dính

Một trong những thành phần chính của sơn lót chính là chất tạo màng, chất này có vai trò làm tăng cường sự bám dính và liên kết của bề mặt tường với lớp màng sơn, nhất là đối với tường cũ thường có độ nhám và xốp nhất định. Vì vậy, sơn lót chính là lớp màng trung gian bám dính tốt vào bề mặt tường, tăng cường khả năng liên kết chắc chắn với lớp sơn phủ màu. Ngăn chặn tình trạng bong tróc, phòng rộp theo thời gian của sơn phủ, nhất là trong điều kiện môi trường có nhiều sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm.

Tạo bề mặt phẳng mịn

Sơn lót có tác dụng che phủ đi các vết nứt nhỏ, các đường nứt chân chim hay với các lỗ nhỏ li ti cũng được lấp đầy, tạo lên một bề mặt tường mịn màng, phẳng đồng nhất không khuyết điểm, là điều kiện lý tưởng để lớp sơn phủ được đồng đều, lên màu đẹp hơn.

Tầm Quan Trọng Của Sơn Lót Trong Sơn Lại Nhà Cũ

>>Xem thêm: Thợ sơn nhà uy tín tại Hà Nội

Lên màu chuẩn và tiết kiệm sơn phủ

Sơn lót có màu trắng nhẹ, việc sơn lót giúp che đi các vết ố, ẩm mốc hay các vết bẩn bám dính trong quá trình sử dụng trên bề mặt tường cũ tạo lên bề mặt tường mới có màu trắng đồng đều. Điều này giúp lớp sơn phủ lên chuẩn màu hơn mà không bị ảnh hưởng bởi các màu sắc lấm lem cũ.

Đối với tường cũ thường có độ khô và xốp nhất định, nên việc sơn lót có tác dụng làm giảm độ thấm hút của tường cũ, giúp lớp sơn phủ không bị thấm hút quá nhiều vào bề mặt. Cộng thêm sơn lót tạo lên một bề mặt trắng sáng, nhẵn mịn, từ đó giúp làm giảm số lượng lớp sơn phủ cần lăn => tiết kiệm đáng kể lượng sơn phủ cần phải sử dụng.

Chống thấm, chống mốc, chống kiềm hóa

Một số loại sơn lót chuyên dụng có khả ngăn chống thấm hiệu quả, ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi ẩm theo hai chiều từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong, từ đó là giảm nguy cơ ẩm mốc, loang ố trên bề mặt tường nhà. Đối với tường nhà cũ, do độ kiềm cao nên việc không sơn lót mà chọn sơn phủ trực tiếp dễ gây ra phản ứng kiềm hóa gây loang màu, bạc màu hoặc bong tróc lớp màng sơn do liên kết kém.

Trong sơn lót còn chứa các phụ gia chống vi khuẩn và nấm mốc => giữ vẻ đẹp tươi mới, lâu dài của sơn tường và giữ cho không gian sống luôn trong lành, an toàn.

Kết luận: Sơn lót đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lên màu chuẩn xác và kéo dài tuổi thọ sơn phủ. Đồng thời, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi sơn phủ màu.

>>Xem thêm: Quy trình sơn lại nhà cũ

Giải đáp: Bỏ qua sơn lót khi sơn lại nhà là Tiết kiệm hay Nguy hại?

Từ phân tích tầm quan trọng của sơn lót trong sơn nhà cũ thì một lần nữa chúng tôi muốn khẳng định với bạn là: “Sơn lót là bước làm đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với quá trình sơn lại nhà cũ nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, chất lượng và độ bền đẹp lâu dài của công trình”.

Sơn Lót Khi Sơn Lại Nhà Cũ

Nếu bỏ sơn lót khi sơn nhà cũ thì có lợi không? Câu trả lời là Có lợi bạn nhé, nhưng là “lợi bất cập hại”. Tức là bạn có thể tiết kiệm được 20% -30% chi phí và thời gian vì bỏ qua sơn lót, nhưng phải đối mặt với những mối nguy hại lớn hơn nhiều. Đó chính là:

  • Nguy hại về chất lượng: Lớp sơn phủ không đủ liên kết chặt chẽ với tường cũ khiến chúng dễ bị phòng rộ và bong ra. Thêm vào đó tường cũ là có độ kiềm hóa cao khiến màu sơn dễ bị loang ố, ẩm mốc vừa mất thẩm mỹ, vừa nguy hại tới sức khỏe con người.
  • Nguy hại về thẩm mỹ: Khó lên màu chính xác, không đồng đều, dễ nhìn rõ các khuyết điểm như vết nứt, các lỗ nhỏ trên bề mặt tường cũ hay khó xóa nhòa các vết bẩn đậm màu…
  • Tốn kém sơn phủ: Do tường cũ có độ khô nhất định lên hút ẩm cao hơn khiến tốn kém lượng sơn phủ hơn, chưa kể đến việc phải lăn nhiều lớp sơn phủ để cố che đi các khuyết điểm trên bề mặt tường cũ.
  • Tốn thời gian sửa chữa: Vì tiết kiệm sơn lót mà bạn lại đánh đỏ toàn bộ công sức và chất lượng sơn phủ, khiến mặt tường xuống cấp nhanh và lại cần sơn sửa lại.

Một lần nữa chúng tôi muốn khẳng định với bạn là sơn lót cực kỳ cần thiết và không thể bỏ qua khi sơn lại nhà cũ, nhất là đối với tường cũ bị ẩm mốc, nứt nẻ.

Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn sơn nhà trọn gói: 0989112765 – 0335087568