Bí quyết bảo vệ trần thạch cao tránh các tác động từ bên ngoài gây hư hỏng

Trần thạch cao với chức năng làm đẹp không gian nhà trở lên hoàn mỹ hơn. Là hệ trần giả trang trí sang trọng, với giá trị thẩm mỹ cao nhưng lại dễ bị tổn thương trước tác tác động từ môi trường bên ngoài: độ ẩm, gió… Vậy làm cách nào để bảo vệ vẻ đẹp và chất lượng lâu dài của hệ trần? Đó chính là những bí quyết mà đội thợ trần thạch cao Thành Kính chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn trong bài viết dưới đây.

Bí quyết giữ trần thạch cao tránh được các tác động môi trường

Trần thạch cao là trần giả dùng để làm đẹp và nâng cao chất lượng không gian sống nhờ các tính năng: chống cháy, chống ồn, chống nóng, làm sạch không khí. Hệ trần được thi công phía dưới lớp trần chịu lực (trần bê tông, trần tôn) mà không dùng để thay thế trần chịu lực được.

Cấu tạo chính của trần thạch cao bao gồm khung xương và tấm thạch cao. Ngoài yếu tố chất lượng vật tư và tay nghề thợ thi công quyết định đến thẩm mỹ và độ bền của hệ trần thì các nhân tố từ môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng đặc biệt đến hệ trần, các yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm:

Tuyệt đối không để nước rò rỉ trên mặt trần

Trần thạch cao vốn là vật liệu kị nước, đây chính là lý do chúng chỉ được ứng dụng để lắp đặt trần thạch cao trong nhà mà không phải ngoài trời. Nếu để nước tiếp xúc với mặt trần, dễ khiến nước thẩm thấu vào cấu trúc bên trong tấm gây hiện tượng loang ố, rêu mốc và mục nát tấm. Khung xương bằng kim loại nếu ngâm nước lâu cũng xảy ra tình trạng han gỉ gây đứt gãy trần. Trường hợp nặng sẽ phải phá dỡ trần thạch cao và làm mới lại.

Trần thạch cao kỵ nước

Nước thấm vào trần thạch cao chủ yếu từ các nguyên nhân sau:

  • Nứt mái nhà hoặc trần nhà dễ thấm nước khiến nước mưa thẩm thấu xuống
  • Rò rỉ nước từ đường ống nước phía trên trần
  • Do nhà tắm trong quá trình tắm rửa hay vệ sinh phòng làm bắn nước lên mặt trần

Để tránh các tình huống trên xảy ra gây hư hỏng trần thạch cao thì trước khi thi công trần, cần kiểm tra và xử lý chống thấm hiệu quả, trám lại các vết nứt tường – trần nếu có, kiểm tra hệ thống ống dẫn nước và chắc chắn không có hiện tượng rò rỉ. Quá trình sử dụng cần tuyệt đối tránh để nước bắn dính lên bề mặt trần nhà thạch cao. Đây là một trong những bí quyết cơ bản mà bạn phải biết đến trước khi có ý định lắp đặt trần thạch cao.

Giữ không gian phòng khô thoáng

Nếu nước gây hư hỏng nhanh chóng và dễ phát hiện ra thì độ ẩm cao lại giống như một con chuột gặp nhấm từ từ. Độ ẩm phòng cao sẽ thâm nhập dần vào cấu trúc tấm gây đến hiện tượng ẩm mốc một phần hoặc toàn bộ mặt trần, gây tốn kém chi phí sửa chữa trần thạch cao.

Mốc-trần-phòng-tắm

Vào những ngày mưa gió độ ẩm không khí sẽ tăng cao hơn những ngày nắng tạnh, nhất là ở khu vực miền Bắc vào mùa Đông Xuân thường có hiện tượng mưa phùn, trời nồm khiến độ ẩm không khí tăng cao. Đây chính là những nguyên nhân cơ bản khiến trần thạch cao dễ ẩm mốc, hoặc các không gian như phòng tắm thường có độ ẩm cao hơn so với mọi phòng khác.

Bí quyết giảm tác dụng của độ ẩm gây ẩm mốc trần thạch cao:

  • Đóng kín cửa ra vào, cửa sổ vào những ngày mưa gió, trời nồm
  • Bật quạt hoặc bật điều hòa và để chế độ Dry – làm khô không khí
  • Nhà vệ sinh, nhà tắm thường xuyên mở cửa sổ (nếu có) hoặc bật máy hút lên để lưu thông không khí và làm khô thoáng phòng
  • Nên sử dụng loại tấm thạch cao siêu chống ẩm

Giảm lực tác động của gió

Sức gió có thể gây hư hỏng đến trần thạch cao chính là gió bão, sức gió bão với tốc độ vài chục đến vài trăm km/h có thể gây tàn phá cả ngôi nhà, cây cối và chúng dễ dàng làm hư hỏng trần thạch cao.

tai-nạn-sập-trần-thạch-cao

Siêu bão Yagi gần đây nhất, là một minh chứng cho thấy sức ảnh hưởng của gió bão tới các hệ trần thạch cao: sập trần thạch cao phòng ngủ, sập trần thạch cao nhà vệ sinh, sập trần thạch cao sảnh chung cư… Nguyên lý tác động của chúng là sức mạnh của gió tạo một lực mạnh vào từng nhà gây hiện tượng rung lắc, truyền lực qua tường làm đứt gãy các liên kết trần thạch cao với tường và trần nhà gây đến hiện tượng nứt trần và sập trần.

Có bí quyết nào làm giảm tác động của lực gió gây ảnh hưởng đến trần thạch cao?

=>Bão xuất hiện bất ngờ, cường độ và hướng là điều chúng ta không biết chính xác được. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể chủ động đóng kín các cửa để tránh gió lùa mạnh vào trong nhà hất tung trần. Còn việc vấn đề sau đó có bị ảnh hưởng hay không thì phụ thuộc sức gió, đây là điều không ai lường trước được.

Ngăn chặn côn trùng chui rúc

Trần thạch cao là hệ trần có bề mặt kín lên côn trùng không thể chui lúc từ dưới lên được. Nếu bạn phát hiện có các côn trùng như: chuột, gián, chim… chạy phía trên thì chắc chắn do mặt trần chịu lực hoặc tường nhà có khe hở làm lối chui vào cho các loại côn trùng.

Bịt Kín để Tránh Côn Trùng Chui Rúc Vào Trần Thạch Cao

Côn trùng làm tổ trên trần thạch cao vừa gây tiếng ồn khó chịu ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt, giấc ngủ của gia đình bạn. Chúng làm tổ, tha đồ ăn về vừa gây ẩm thấp, mất vệ sinh và hư hỏng tấm trần thạch cao. Với trần thạch cao thả, bạn có thể dễ dàng tháo tấm hỏng và thay mới, nhưng với trần thạch cao chìm bạn cần khoét vá và phải sơn bả lại rất mất thời gian và tốn kém chi phí.

Bí quyết ngăn chặn côn trùng làm tổ trên hệ thống trần: Bịt kín mọi lỗ hở phía trên trần – tường nhà nếu có. Nhất là với nhà mái tôn, thường có khe hở giữa vị trí tiếp giáp giữa tường nhà và mái tôn nên cần trám xi bịt kín mọi khe hở để tránh côn trùng đi vào trong trần nhà.

Lựa chọn vật tư chất lượng, thợ chuyên nghiệp và đảm bảo các bí quyết trên giúp bạn bảo vệ hệ trần thạch cao nhà mình bền đẹp lâu dài với hàng chục năm. Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn thi công trần thạch cao cho ngôi nhà của bạn.

Hotline: 0989112765 – 0335087568.

Hướng Dẫn Tải Foxit Reader Full Crack | Công Cụ PDF Hoàn Hảo 2024 ProShow Producer 9 Full Crack: Chỉ Dẫn Cài Đặt Chi Tiết Thiết kế web ở Hà Nội – 5 Doanh nghiệp “đỉnh nhất” cho các bạn