Các vấn đề thường gặp và cách khắc phục khi sử dụng trần thạch cao?

Trần thạch cao nhà bạn bị ố vàng, ẩm mốc hay nứt nẻ bề mặt? Điều này khiến bạn cảm thấy khó chịu vì những khuyết điểm là giảm thẩm mỹ không gian nhà và gây hại đến sức khỏe con người. Vậy các khắc phục như thế nào sẽ giúp bạn lấy lại được vẻ đẹp ban đầu của hệ trần và hướng dẫn bảo vệ trần thạch cao như thế nào hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.

Mục Lục Bài Viết

Các vấn đề thường gặp ở trần thạch cao và cách khắc phục?

Trần thạch cao là hệ trần trang trí có cấu tạo chính từ thạch cao và khung xương kim loại. Hệ trần này sở hữu mẫu thiết kế, phong cách đa dạng, đáp ứng mọi đặc điểm hình dáng không gian và đa dạng nhu cầu khách hàng. Với ưu điểm cao về mặt thẩm mỹ, đồng thời sở hữu nhiều tính năng nổi bật: chống nóng, chống ồn, chống cháy… giúp nâng cao chất lượng không gian sống cho người sử dụng. Chính vì vậy, lựa chọn đóng trần thạch cao trang trí nhà đẹp là lựa chọn phổ biến của mọi khách hàng từ trước tới nay.

Các Vấn đề Thường Gặp Và Cách Khắc Phục Khi Sử Dụng Trần Thạch Cao

Trần thạch cao đẹp và an toàn. Tuy nhiên, hệ trần cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài và có thể xảy ra các vấn đề sau:

Trần thạch cao bị mốc

Trần thạch cao bị mốc là hiện tượng mặt trần xuất hiện các chấm đốm nhỏ hoặc một vùng trần bị ố vàng sau đó chuyển sang màu mốc đen, mọc rêu làm giảm thẩm mỹ không gian và sản sinh vi khuẩn nấm mốc gây ô nhiễm môi trường không khí, gây nên các bệnh về hô hấp.

Trần thạch cao bị ẩm mốc

Nguyên nhân: Do trần nhà bị thấm nước hoặc do độ ẩm không khí trong phòng cao khiến mặt trần bị thấm nước. Ngoài ra, không gian bí bách, lưu thông không khí kém dễ khiến vi khuẩn nấm mốc phát triển.

Cách khắc phục: Với các chấm đen nhỏ có thể dùng nước tẩy để làm sạch vết mốc hoặc các vị trí mốc đen do thấm nước từ trên xuống cần phải khoét bỏ phần thạch cao đó và vá lại bằng tấm thạch cao mới. Trường hợp mốc toàn mặt trần do hơi ẩm thì nên cạo bỏ phần sơn bị mốc và sơn lại mặt trần (với trần thạch cao thả thì thay tấm thả mới).

Biện pháp phòng tránh: kiểm tra và xử lý chống thấm trần tránh gây thấm nước từ mái xuống, luôn giữ không gian phòng khô thoáng. Điều kiện phòng tắm ẩm thấp cần mở cửa sổ hoặc mở thoáng cửa để lưu thông khí, giảm ẩm ướt và sử dụng tấm thạch cao siêu chịu ẩm. Thời tiết mưa, gió nồm hơi ẩm cao cần đóng kín cửa và bật điều hòa ở chế độ Dry để hạn chế mốc trần thạch cao.

Trần thạch cao bị nứt, bong tróc

Nứt trần là hiện tượng mặt trần xuất hiện các đường nứt, phổ biến ở các vị trí chân tường, điểm mối nối giữa các tấm. Trần bị bong tróc là hiện tượng lớp sơn trần bị phồng rộp, bong ra và rơi xuống.

Sơn-nhà-bị-bong-tróc

Nguyên nhân: Do vật tư có chất lượng kém dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường, thợ thi công sai kỹ thuật làm giảm độ bề kết cấu khiến nứt trần hoặc bong lớp màng sơn. Hoặc các tác động rung lắc như động đất, gió bão dễ gây nứt trần.

Cách khắc phục: Xử lý các mối nối bị nứt bằng cách cạo bỏ lớp sơn cũ và xử lý lại từ đầu. Đối với trần bị bong tróc cần cạo bỏ sơn trần thạch cao cũ và sơn lại mặt trần.

Biện pháp phòng tránh: chọn vật tư và thợ thi công chất lượng ngay từ đầu để đảm bảo chất lượng công trình đạt hiệu quả tốt nhất.

Trần thạch cao cong vênh

Trần thạch cao bị cong vênh là hiện tượng mặt trần bị nghiêng về một phía hoặc xô lệch phần khung xương và tấm trần đối với trần thả.

Trần Thạch Cao Bị Cong Vênh, Xô Lệch Trần

Nguyên nhân: do thi công sai kỹ thuật, do tác động của lực mạnh (gió, địa chấn) hoặc do thời gian sử dụng lâu và kết cấu xương bên trong bị thấm nước làm han gỉ.

Cách khắc phục: thay mới các thay xương bị hư hỏng, cân chỉnh lại khung xương và bắn thả lại tấm.

Biện pháp phòng tránh: Thuê thợ thạch cao chuyên nghiệp, kiểm tra và bảo dưỡng trần định kỳ để sớm phát hiện và khắc phục các hư hỏng ngay từ ban đầu (nếu có).

Tiếng động bất thường trên mặt trần

Đó chính là sự chui rúc của các loài côn trùng như chim, chuột phía trên mặt trần gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và làm giảm tuổi thọ hệ trần.

Nguyên nhân: Mặt trần không kín hoặc phần tường giáp mái tôn không kín làm nối chui rúc cho côn trùng làm tổ.

Biện pháp khắc phục: Bịt kín mặt trần và phần khoảng tường – trần phía trên, nhất là đối với phần nhà mái tôn, cần bịt kín đường giáp ranh giữa mái tôn và tường nhà.

Trên đây là những lỗi cơ bản dễ xảy ra trong quá trình sử dụng trần thạch cao. Nếu gặp các hư hỏng trên, bạn cần sớm liên hệ với thợ sửa trần thạch cao để được nhanh chóng khắc phục.

Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn về trần thạch cao tại Hà Nội: 0989112765 – 0335087568.