La phông trần thả là mẫu trần quen thuộc, được ứng dụng phổ biến trong mọi công trình xây dựng hiện nay. Loại trần này phù hợp để thi công với trần bê tông, trần ngói và trần tôn. Với ưu điểm dễ thi công, hoàn thiện nhanh, đa dạng mẫu mã, giá cả hợp lý và nhất là đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và tính năng cách âm, cách nhiệt khiến chúng trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi gia đình Việt, không gian văn phòng, nhà xưởng, công cộng…
Mục Lục Bài Viết
La phông trần thả là gì? Đặc điểm và cấu tạo
La phông trần thả hay gọi ngắn gọi là trần thả, là loại trần được thiết kế để lộ một phần khung xương trên bề mặt sau hoàn thiện. Ngoài ra, nhìn lên bề mặt hệ trần có cấu trúc chia ô nhỏ, phổ biến với hai khổ kích thước ô: 600×600 hoặc 600×1200 (mm).
Thi công trần thả có tác dụng che đi hệ trần thật (trần bên tông không trát hay các xà gồ, trần tôn…). Thêm vào đó, hệ trần này có hỗ trợ che đậy các chi tiết kỹ thuật như: đường dây điện, đường ống máy lạnh, hay các thiết bị được lắp đặt kiểu âm trần… giúp không gian nhà thêm thoáng rộng và thẩm mỹ hơn.
Cấu tạo trần thả
Trần thả được thi công phía dưới trần nhà thật (trần bê tông, trần mái tôn – ngói). Hệ trần này được lắp đặt từ hai loại vật tư chính: khung xương và tấm trần thả, chúng được liên kết với nhau và với trần nhà bằng các loại vật tư phụ.
Xét từ ngoài vào trong thì la phông trần thả có cấu tạo như sau:
-Tấm trần thả: là phần ngoài cùng mà bạn nhìn thấy được, trên bề mặt tấm được in nhiều họa tiết hoa văn phong phú cho khách hàng lựa chọn.
-Khung xương: là hệ giá đỡ chịu lực để thả tấm trần, hệ khung này được lắp đặt từ nhiều thanh xương khác nhau tạo thành một mặt phẳng ngang chắc chắn.
-Dây thép treo hoặc ty treo: là các dây sắt liên kết trần thật với khung xương, giúp giữ hệ trần được thăng bằng, chắc chắn.
Ưu điểm của la phông trần thả
-Mẫu mã đa dạng, bắt mắt giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ không gian
-Mang lại cho không gian nhà cảm giác thoáng rộng, mát mẻ
-Thi công nhanh, đơn giản và dễ sửa chữa, tháo rời
-Tấm trần thả có khả năng tái sử dụng
-Khả năng chống nóng, chống ồn, chống chịu nước hiệu quả
-Chi phí thi công rẻ, giá trị sử dụng lâu dài
La phông trần thả là một trong các mẫu trần quen thuộc được các gia chủ lựa chọn nhiều trong các công trình xây dựng, phổ biến là: công trình nhà xưởng, văn phòng, khu nhà công cộng, bệnh viện, trường học, nhà ở cấp 4, ban công, hành lang…
Giới thiệu các mẫu la phông trần thả hot nhất hiện nay
Các loại trần thả hiện nay đều có chung đặc điểm kết cấu, chúng giống nhau về kỹ thuật thi công từ đầu cho đến khi thả tấm. Điểm khác biệt cơ bản là sự khác nhau về chất liệu tấm thả sử dụng. 3 loại trần thả thông dụng nhất hiện nay:
Trần thả thạch cao
Loại trần này sử dụng tấm thạch cao thả.
- Ưu điểm: Cách âm, cách nhiệt, chống ẩm, chống cháy, dễ thi công, tiện lợi khi sửa chữa.
- Nhược điểm: Nếu tiếp xúc nước nhiều dễ gây ẩm mốc và vỡ tấm thạch cao, hoa văn đơn giản và bị hạn chế về mẫu mã.
- Chi phí: Giá đóng trần thạch cao thả dao động từ 140.000đ/m2
- Ứng dụng: Phổ biến thi công cho các công trình nhà xưởng, văn phòng, cơ sở học tập – khám chữa bệnh, nhà ở…
Trần thả nhựa
Loại trần này sử dụng tấm nhựa PVC
- Ưu điểm: chống nước tuyệt đối, lắp đặt nhanh và dễ sửa chữa, mẫu mã tấm phong phú với nhiều họa tiết để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Đặc biệt sử dụng tấm nhựa không lo mối mọt, ẩm mốc làm hư hỏng.
- Nhược điểm: Khả năng chống nóng, chống ồn kém
- Chi phí: Giá đóng trần nhựa thả dao động từ 140.000đ/m2
- Ứng dụng: Phổ biến thi công cho các công trình nhà xưởng, văn phòng, cơ sở học tập – khám chữa bệnh, nhà vệ sinh, ban công hay các khu vực ngoài trời dễ tiếp xúc nước…
Trần thả nhôm
Loại trần này sử dụng tấm nhôm (chất liệu hợp kim nhôm cao cấp)
- Ưu điểm: chống nước, chống ồn, chống nóng hiệu quả, không lo cong vênh – mối mọt – ẩm mốc – gỉ sét. Họa tiết in ấn đa dạng với các mẫu tấm nhôm 3d sinh động mang lại không gian sang trọng, tinh tế và hiện đại.
- Nhược điểm: giá thành cao hơn nhiều so với các loại còn lại
- Chi phí: Giá trần thả nhôm dao động từ 350.000đ/m2
- Ứng dụng: Dùng cho các không gian văn phòng, bệnh viện, trường học, phòng nghiên cứu, nhà ở: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh…
>>Xem thêm: Thợ đóng trần nhôm
Thành Kính nhận thi công tất cả các loại la phông trần thả: thạch cao – nhựa – nhôm. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.