Hướng dẫn kỹ thuật thi công trần nhựa thả an toàn – bền đẹp

Kỹ thuật thi công trần nhựa thả đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, để đạt tiêu chuẩn an toàn và chất lượng bền đẹp, thợ đóng trần cần đảm bảo chính xác và tỉ mỉ trong từng bước thi công. Sự sai sót, bất cẩn trong quá trình đóng trần có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng: sập trần, mặt phẳng trần không đông nhất và làm giảm tuổi thọ trần nhựa.

1. Đặc điểm trần nhựa thả

Trần nhựa thả là một dạng trần có cấu trúc và kỹ thuật thi công như trần thạch cao thả. Kiểu trần này có bề mặt đồng nhất và được chia thành các ô nhỏ kích thước 600×600 mm (kích thước phổ biến) hoặc kích thước 600×1200 mm.

Trần nhựa thả còn được gọi là trần khung xương nổi, bởi nhìn bề mặt trần khi hoàn thiện vẫn còn lộ phần diềm của các thanh xương phụ. Phần diềm này có tác dụng giữ tấm nhựa thả được cân bằng mà không cần cố định bằng ốc vít.

 

Đặc điểm trần nhựa thả

 

1.1 Ưu điểm của trần thả nhựa

-Mang các tính năng: chịu nước, chịu ẩm, cách nhiệt

-Không dẫn điện, không ẩm mốc hay mối mọt, khó bị cong vênh

-Dễ thi công, lắp đặt. Tiện lợi cho quá trình tháo dỡ, bảo dưỡng và có khả năng tái sử dụng

-Bề mặt tấm nhựa trơn bóng nên mặt trần ít bám bụi và dễ dàng khi lau chùi, làm vệ sinh

-Các tấm thả nhựa được sản xuất với đa dạng hoa văn, họa tiết =>giá trị thẩm mỹ cao cho không gian

-Chi phí đóng trần thả nhựa tương đối rẻ

 

Mẫu trần thả nhựa 3d

 

1.2 Ứng dụng của hệ trần nhựa thả

Trần thả nhựa đáp ứng cho mọi không gian sống, làm việc, vui chơi… Đặc biệt, với đặc điểm môi trường ẩm ướt, dễ tiếp xúc hơi ẩm, nước như: nhà vệ sinh, nhà tắm, ban công… thì lựa chọn thi công trần nhựa thả là vật liệu lý tưởng.

>>Xem thêm: Tư vấn đóng trần nhựa nhà vệ sinh

Bạn có thể đóng trần thả nhựa phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, học đường, các điểm khám chữa bệnh, nhà ga, trung tâm mua sắm, giải trí…

2. Hướng dẫn tường bước thi công trần nhựa thả

Nếu bạn đã từng biết đến kỹ thuật đóng trần thả thạch cao thì bạn có thể ứng dụng trực tiếp để đóng trần nhựa thả. Kỹ thuật đóng trần được chia thành hai giai đoạn cơ bản: đóng khung xương và thả tấm.

 

Vật tư thi công trần thả nhựa

 

2.1 Đóng khung xương

Khung xương là giá đỡ hay chính là gánh chịu lực cho toàn bộ hệ trần. Chúng được liên kết với trần bê tông hay mái tôn. Trong kỹ thuật thi công trần nhựa thả thì việc đóng khung xương mang yếu tố quyết định và là bước chủ chốt để tạo lên hệ trần.

Vật tư đóng khung xương trần thả nhựa bao gồm: Thanh xương chính, thanh xương phụ, thanh V viền tường, tyren cùng các vật tư phụ khác.

 

Đóng khung xương thi công trần thả nhựa

 

Bước 1: Xác định cao độ trần bằng thước dây, máy laser…Sau đó, tiến hành đánh dấu cao độ lên tường hoặc cột.

Bước 2: Đóng V viền tường, từ các vạch đã được định trong bước 1 tại các tường và cột. Dùng búa và đinh để cố định thanh V tại các vị trí đó.

Bước 3: Khoan trần và treo ty, do mặt phẳng trần thả được chia tỉ lệ 600x600mm hoặc 600x1200mm lên bạn cần chia điểm treo ty cho phù hợp. Khoảng cách giữa các điểm treo ty thanh chính không quá 1200mm.

Bước 4: Lắp thanh xương chính và phụ, liên kết xương chính với các ty treo. Sau đó, tiến hành lắp các thanh xương phụ với nhau và với xương chính, sao cho bề mặt trần được chia thành các ô 600x600mm hay 600x1200mm.

>>Xem thêm: So sánh trần thả thạch cao và trần thả nhựa

 

Thả tấm thi công trần thả nhựa

 

2.2 Thả tấm nhựa

Sau khi hoàn thiện bước đóng khung xương, công việc còn lại chính là thả tấm vào các ô đã lên khung sẵn. Các tấm nhựa được thả vào các ô vuông, nhờ phần diềm của các thanh xương phụ sẽ giữ cho tấm được cân bằng và cố định mà không phải liên kết bằng vít.

Hoàn thiện quá trình thả tấm là bạn đã hoàn thiện thi công trần nhựa thả.

Chúc bạn thành công!