Cảnh giác nguy cơ nhiễm độc Chì & Thủy Ngân trong sơn cỏ

Sơn nhà là giải pháp làm đẹp và bảo vệ toàn diện cấu trúc ngôi nhà hiện nay. Tuy nhiên, không phải gia chủ nào cũng đủ kinh tế và may mắn lựa chọn được những loại sơn tốt nhất sử dụng cho ngôi nhà mình, nếu không may chọn phải dòng sơn cỏ sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc gây hại chính đến sức khỏe con người. Tại sao lại như vậy?

Sơn cỏ là gì?

Sơn cỏ hay còn được gọi là sơn nhà giả, là các dòng sơn nhà không có xuất xứ rõ ràng. Thành phần sản xuất sơn cỏ không được kiểm định nên chúng thường chứa rất nhiều thành phần dung môi độc hại, trong đó đáng kể đến là hai kim loại nặng Chì Và Thủy Ngân có nồng độ thường vượt ngưỡng cho phép, nên tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh hô hấp hay các bệnh ung thư khi hít phải.

Trên thị trường hiện nay có đến 40% các loại sơn cỏ có nhãn mác không rõ ràng, được sản xuất hoặc nhập lậu đem bán trên thị trường. Hoặc các cơ sở kinh doanh đặt mua thùng sơn cũ của các thương hiệu uy tín sau đó bơm lõi sơn giả nhằm bán giá cao kiếm lời. Chính vì vậy, khi mua sơn nhà bạn cần thực sự tỉnh táo để chọn đúng cơ sở bán hàng uy tín, tìm mua các thương hiệu sơn chất lượng và kiểm tra tem nhãn và tình trạng vỏ thùng cách kỹ càng.

>>Xem thêm: Tiêu chí đánh giá sơn nhà uy tín – chất lượng

 

Sơn-cỏ-sơn-kém-chất-lượng

 

Sơn cỏ ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Thành phần chính sản xuất sơn nhà bao gồm: bột màu, dung môi, chất tạo màng và các phụ gia. Trong đó, dung môi và chất phụ gia khi phản ứng với oxi ngoài không khí sẽ gây phản ứng hóa học tạo thành các chất bay hơi VOCs. Ngoài ra, thành phần phụ gia trong sơn nước còn bao gồm hai kim loại nặng là chì và thủy ngân vô cùng độc hại.

Với các dòng sơn cao cấp, được sản xuất theo quy định và đạt các tiêu chuẩn an toàn thì tất cả nồng độ các chất VOCs hay các kim loại nặng đều được kiểm soát ở nồng độ tối thiểu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên với các dòng sơn cỏ, do làm giả làm chui nên nồng độ các chất thường vượt quá mức cho phép, dễ gây nguy cơ nhiễm độc cho người hít phải.

Tác hại của khí hữu cơ VOCs

Khí VOCs là một loại khí hữu cơ gây hại cho sức khỏe con người, chúng được tạo ra khi lăn sơn trực tiếp trên bề mặt tường nhà. Khi hít phải lượng lớn khi VOCs sẽ gây đến tình trạng khó thở, khô mũi. Với thợ sơn thi công trực tiếp và hít phải khí VOCs trong thời gian dài thường dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp (đau rát cổ họng, khó thở, ho hay viêm mũi dị ứng), nhất là với những ai bị hen suyễn hay mắc bệnh nền về hô hấp càng khiến trình trạng trở nên nặng hơn, dễ viêm phổi hay viêm phế quản.

 

Khí-VOCs-trong-sơn-dễ-gây-bệnh-hô-hấp

Trong sơn nhà, các chất tạo khí VOCs được phép sử dụng nhưng với nồng độ dưới 0,1%-0,3%, nồng độ càng thấp càng đảm bảo an toàn với người sử dụng. Ngoài ra, trong quá trình sơn nhà và những ngày đầu sau khi sơn nhà cần mở rộng các cửa sổ để cho gió lưu thông làm đẩy mùi sơn khó chịu và làm bay khí VOCs. Nên dọn vào nhà ở khi khi sơn 2 tuần và đảm bảo dọn dẹp sạch sẽ không gian, sử dụng các chất tự nhiên để khử mùi sơn mới.

Tác hại khi nhiễm độc Chì và Thủy Ngân

Chì và thủy ngân là hai kim loại có độc tố cực mạnh và rất nguy hiểm đến sức khỏe con người, bạn có thể tưởng tượng sự nguy hiểm của nhiễm độc da cam như thế nào thì mức độ nghiêm trọng của nhiễm độc hai kim loại nặng này cũng nghiêm trọng như vậy.

Nếu so với khí hữu cơ VOCs chúng dễ bay hơi sau 2 tuần đầu sơn nhà thì hai kim loại này lại tồn tại bên trong lớp sơn rất lâu, trong suốt quá trình sử dụng cho đến khi lớp sơn bong tróc và dễ thẩm thấu vào trong cơ thể qua da và qua hệ hô hấp. Nếu để chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ gây đến các hiện tượng: đau đầu, buồn nôn, cơ thể suy nhược, vàng da, mờ mặt, suy thận….nhất là đối với người già, trẻ nhỏ và dễ gây động thai, dị tật thai, sinh non đối với phụ nữ mang thai khi bị nhiễm độc chì và thủy ngân.

 

Nhiễm-độc-kim-loại-nặng-có-trong-sơn-cỏ

 

Với hai kim loại độc như trên tại sao chúng lại còn được sử dụng trong sơn nhà? Nguyên nhân bởi chúng tuy độc hại nhưng lại là thành phần không thể thiếu để tạo nên độ mịn và làm tăng độ bám dính cho hỗn hợp sơn nước. Nồng độ hai chất này càng cao thì màu sơn lên càng đẹp, mịn và tăng độ bền, khó phai, nhất là trong những gam màu nóng như màu đỏ.

Nồng độ chì và thủy ngân có trong sơn nhà thường phải được kiểm định cách chặt chẽ và không vượt quá 600ppm. Tuy nhiên, do các dòng sơn cỏ không có xuất xứ rõ ràng, không được kiểm định về quy trình và thành phần sản xuất nên nồng độ hai kim loại nặng thường rất cao và dễ gây ngộ độc cho người sử dụng.

Khi chọn mua sơn nhà, khách hàng cần cẩn thận tìm mua tại các đơn vị uy tín và lựa chọn các thương hiệu sơn chất lượng, có xuất xứ rõ ràng, được nhiều khách hàng tin dùng. Tránh mua hàng giá rẻ không có xuất xứ rõ ràng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bạn và gia đình.

>>Xem thêm: Gọi thợ sơn nhà tại Hà Nội