Tai nạn sập trần thạch cao do sự cố chấp của chủ nhà

Bạn có thể thấy trần thạch cao trang trí được thi công ở hầu hết mọi không gian, trong mọi công trình xây dựng. Và bạn cũng từng nghe đến nhiều tai nạn sập trần thạch cao xảy ra. Tuy chưa xảy ra án mạng nhưng nó cũng gây thiệt hại không nhỏ về tài sản và ảnh hưởng đến tâm lý người ở.

Trần thạch cao không tự nhiên dễ sập được, tất cả đều có căn nguyên. Và căn nguyên khiến chúng sập phần lớn là do ý thức của chủ nhà, chủ đầu tư quá lơ là, chủ quan, không coi trọng vấn đề trước những cảnh báo (dấu hiệu) bất thường của hệ trần.

Sập trần thạch cao xảy ra khi nào?

Trần thạch cao có cấu tạo từ khung xương và tấm thạch cao. Cả hai đều là những vật liệu có trọng lượng siêu nhẹ, dễ thi công. Phần khung xương được đan chắc chắn bởi các thanh xương liên kết với nhau và với phần mái nhà thực (mái bê tông hoặc mái tôn), ngay cả khi bạn bám đu trên khung xương cũng không thể gây sập hay gãy xương được. Các tấm thạch cao lại được bắn vít chắc chắn hoặc được giữ bởi các thanh xương phụ nên không thể xảy ra hiện tượng rơi vỡ tấm cách tự nhiên được. Vậy nguyên nhân sập là do đâu:

 

tai-nạn-sập-trần-thạch-cao

 

>>Xem thêm: Nhận phá dỡ trần thạch cao

Nguyên nhân gây sập

-Rung lắc do động đất, gió bão (nhất là với trần phía trên là trần mái tôn) khiến hệ xương – tấm bị xô lệch, làm đứt gãy các liên kết của hệ trần.

-Nước rò rỉ từ mai hoặc ống nước phía trên khiến tấm bị ẩm mốc, vỡ nát, khung xương gặp nước lâu ngày bị han gỉ.

-Ngoài ra, các yếu tố như thợ thi công tay nghề kém, thi công sai kỹ thuật, bớt xén vật tư… Chất lượng vật tư kém chất lượng khiến hệ trần dễ hư hỏng, xuống cấp

 

Trần-thạch-cao-thả-bị-công-võng

 

Dấu hiệu cảnh báo trước khi trần có nguy cơ bị sập

Như đã nói từ trên, trần thạch cao không tự nhiên sập, hoặc sập xuống xuống cách đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước được. Trường hợp sập đột ngột chỉ xảy ra nếu có trận động đất gây rung lắc mạnh hoặc gió bão lùa hất tung tấm trần thạch cao thả ra.

Thông thường, hệ trần bị sập sẽ là cả một tiến trình thời gian dài. Ban đầu, trên mặt trần sẽ xuất hiện các dấu hiệu: nứt nẻ các mối nối thạch cao, tấm thạch cao ẩm nước, lâu dần khô không xử lý chống thấm phía trên và khoét và tấm mới sẽ dẫn đến hiện tượng loang ố -> mọc rêu mốc -> tấm bị vỡ nát và rơi xuống, phần xương phía trên bị han gỉ và dần gãy. Lúc này, bề mặt trần sẽ có dấu hiệu cong võng về một bên, tỉ lệ diện tích ẩm mốc vỡ nát và lan rộng ra hoặc các thanh xương bị xô lệch nhiều tạo nhiều nứt vỡ trên bề mặt. Chính do sự chủ quan, thiếu ý thức của các chủ nhà, nhìn thấy sự xuống cấp, hư hỏng của trần nhà mà làm ngơ, không đếm xỉa mới khiến trần nhà bị sập xuống.

>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý trần bị nứt mối nối

 

Trần-thạch-cao-bị-ẩm-mốc.-vỡ-nát

 

Hệ lụy sập trần thạch cao

Trần thạch cao có trọng lượng nhẹ, tuy nhiên khi rơi từ độ cao xuống dưới cũng đủ gây thương tích cho người phía dưới. Ngoài ra, các tấm thạch cao rơi vỡ sẽ sinh bụi bẩn bám dính và người và nguy hiểm nhất là khi chúng bay vào mắt. Phần khung xương được cấu tạo từ các thanh kim loại, khi chúng gãy và nếu không may đâm vào người lại càng gây tai nạn nghiêm trọng hơn.

Sự nguy hiểm nhất của tai nạn sập trần thạch cao đó là chúng kéo theo các đường dây điện, đường nước phía trên cùng rơi xuống. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn do chúng liên quan đến đường điện nước. Nếu may mắn không có người phía dưới thì bạn cũng sẽ tốn nhiều thời gian cùng khoản chi phí lớn cho các hư hỏng của đồ dùng phía dưới, chi phí thu dọn, chi phí đấu lại đường điện nước…

Do chưa nhận thức được sự nghiêm trọng của tai nạn sập trần thạch cao nên khiến nhiều chủ nhà và các chủ đầu tư rất lơ là về việc bảo dưỡng thạch cao định kỳ, sửa chữa trần thạch cao ngay lập tức nếu có dấu hiệu hư hỏng xảy ra. Chúng thái độ chủ quan này mới khiến tai nạn người và của, tiền mất tật mang. Vấn đề này thường thấy ở các trung tâm mua sắm, hành lang chung cư…